CHƯƠNG 6. SÁCH LƯỢC KHÔN
NGOAN
Hãy tưởng tượng có người
yếu sức khoẻ đang ăn bánh doughnut. Bác sĩ dặn, “ Không được ăn doughnut nữa.”
Anh ta thề với Chúa, “Không ăn doughnut nữa.” Anh ta hứa với gia đình, “Không
ăn doughnut nữa.” Anh ta gọi hội thánh và cùng tham gia cầu nguyện tuần hoàn.
Thậm chí anh ta tìm đến một hội thánh chuyên trị doughnuts để tống khứ quỷ thèm
khát doughnuts ra khỏi mình.
Đây đúng là một người
nghiêm túc đó chứ?
Nhưng rồi anh ta làm gì
nữa? Nếu anh ta giống như phần lớn chúng ta, anh sẽ tiếp tục đọc về bánh
doughnuts, nghe nhạc doughnuts, xem TV về cách làm doughnuts. Anh ta đàn đúm với
những người thích doughnuts và anh ta kể chuyện tiêu lâm về doughnuts trong văn
phòng, nơi anh ta liếc mắt nhìn những cuốn lịch doughnuts trên tường. Anh ta đọc
báo tìm những phiếu giảm giá doughnuts và đăng ký mua tạp chí Thèm Muốn
Doughnuts với hình ảnh màu sặc sỡ.
Thế là chẳng bao lâu anh
ta bắt đầu chọn lộ trình xa hơn để xe đi làm và “thật tình cờ” đi ngang qua một
cửa hàng doughnut. Anh ta quay cửa xe xuống và hít một hơi. Phút chốc sau anh
ta mua một tờ báo buổi sáng ở một kệ báo ngay bên ngoài cửa hàng. Anh ta nấn ná
đủ lâu để xem giá doughnuts từ cửa sổ xe.
Rồi anh ta nhớ ra rằng
phải đi gọi điện thoại và thế là, bạn biết không, cửa hàng doughnuts có một quầy
điện thoại công cộng. Và vì anh ta đang ở trong cửa hàng, tại sao không làm một
tách cà phê?
Bây giờ xin nhớ rằng người
đàn ông này không hề có ý định nuốt lời thề và ăn doughnuts. Nhưng kết quả hoàn
toàn tiên đoán được và không thể tránh khỏi là gì? Là anh ta sẽ bỏ cuộc và ăn
doughnuts!
Và bạn không nghe thấy lời
than van của anh ta sao? “Chuyện gì trục trặc đã xảy ra vậy? Tôi đã cầu nguyện
rồi mà! Tôi đã nhờ người khác cầu thay rồi mà. Tôi đã xin Chúa cứu tôi khỏi rồi
mà. Tại sao lại phải cố gắng làm hết những điều đó? Tôi xin thua. Bạn làm hết sức
mình để tránh nhưng hãy nhìn điều gì đã xảy ra!”
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TIÊN VÀ
CĂN BẢN NHẤT
Nếu chúng ta không học
được điều gì từ câu chuyện ngụ ngôn bánh doughnuts kể trên, chúng ta cũng học được
rằng những ý định thực lòng, thậm chí lời cầu nguyện cũng không đủ. Để chiến thắng
sự cám dỗ, chúng ta phải có những mục tiêu rõ ràng và sách lược khôn ngoan, và
chúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc.
Hàng phòng ngự đầu tiên
của chúng ta chống lại sự dâm tà là gì?
Chạy trốn khỏi sự tà dâm
(I Cô-rinh-tô 6:18)
Khi gặp phải cám dỗ tình
dục, chọn làm kẻ hèn nhát là thượng sách. Kẻ nào chần chừ (và biện hộ) sẽ thua
cuộc. Kẻ nào bỏ chạy sẽ thắng. Kinh Thánh nhấn mạnh điều này như sau:
“Chớ
vào trong lối kẻ hung dữ, và đừng đi đường kẻ gian ác, hãy tránh đường ấy, chớ
đi ngang qua nó; Hãy xây khỏi nó và cứ đi thẳng.” (Châm Ngôn 4:14-15)
Giô-sép đã chứng tỏ điều
này với vợ của Phô-ti-pha:
“Thường
ngày người dỗ dành mặc dầu, thì Giô-sép chẳng khứng nghe lời dụ dỗ nằm cùng hay
là ở cùng người chút nào. . . thì người bèn nắm áo chàng mà rằng: “Hày nằm cùng
ta! Nhưng chàng liền tuột áo đề lại trong tay nguời mà chạy trốn ra ngoài.” (Sáng-Thế-Ký
39:10,12)
Giô-sép không chỉ từ chối
không ngủ cùng bà ta mà còn “từ chối không gặp bà ta.” Khi cuối cùng bà ta áp
mình vào ông ta, ông ta không ở lại mà bỏ chạy.
Đừng ở lại và cố gắng
“chống trả” cám dỗ khi bạn có thể chạy xa khỏi nó. Nếu bạn đang ăn kiêng, tránh
xa khỏi bánh doughnuts!
GIỮ KHOẢNG CÁCH
Nếu bạn dạy con, “Đừng chạy chơi
trên xa lộ cao tốc,” bạn mong đợi con làm điều gì? Nó sẽ đi xuống xa lộ, trượt
bên lề đường, leo lên hàng rào an toàn, giơ chân ra lơ lửng hay khiêu vũ dọc
theo lằn trắng của phần lề đuờng dành cho trường hợp khẩn cấp?
Hiển nhiên là không. Làm
như vậy là đùa cợt với tai hoạ.
“Nhưng
chúng con không đi trên xa lộ cao tốc,” con bạn có thể nói. Có thể không phải
như vậy. Nhưng nếu bạn theo dõi xem bạn có thể đến gần xa lộ đến mức nào thì khả
năng bạn bị xe cán chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đó là lý do tại sao tôi
không thích câu hỏi cổ điển, “Tôi có thể tiến đến mức nào?” Thực sự chúng ta đang
hỏi điều gì vậy? Chúng ta có thể đến gần đến mức nào mà không thực sự phạm tội?
Hãy nói cho tôi biết giới hạn nằm ở chỗ nào để tôi có thể nhích ngón chân tôi
sát mí tội lỗi.
Kinh Thánh nhìn theo
cách khác, “Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những đều công bình,
đức tin, yêu thương, hoà thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa.” (II Ti-mô-thê
2:22)
Khi bạn chạy trốn, bạn
không vừa chạy vừa quay đầu lại hỏi, “Vầy đủ xa chưa?” Tinh thần vâng phục nói,
“Nếu Cha ta bảo ta điều này sai, ta sẽ tránh xa khỏi nó. Và nếu đó là ranh giới,
tôi sẽ tránh xa nó 6 mét chứ không phải 6 cm.”
ĐOÁN TRƯỚC VÀ NGĂN NGỪA
CÁM DỖ
Những ai công việc đòi hỏi
hay đi công tác xa gặp rất nhiều cám dỗ tình dục. Nhà cửa, gia đình và người
quen trong cộng đồng là những hạn chế tự nhiên nay bị bỏ lại phía sau. Không ai
biết mình là ai, sự cô đơn, và thời gian rảnh rỗi thường là điềm báo trước tai
hoạ sẽ đến.
Tôi có quen những phụ nữ
và nam giới yêu mến Chúa thường hay đi công tác xa mà vẫn chiến thắng được về mặt
đạo đức. Nhưng nhiều người khác lại có thành tích thất bại. Những người này cần
ngưng đi công tác xa dù cho điều này có nghĩa là phải kiếm một công việc khác
ít lương hơn.
Có lần ở một hội nghị chỉ
toàn nam giới, tôi mời những ai hay đi công tác xa đứng dậy chia sẻ kinh nghiệm
họ thấy là hữu ích trong việc chống lại sự cám do tình dục. Một người kể rằng
trong nhiều năm ông ta đã xem phim bậy bạ trong khách sạn. Sau nhiều lần thất bại
ông ta cuối cùng đã quyết định làm một điều gì đó.
“Mỗi
khi tôi vào khách sạn, tôi yêu cầu họ dời TV ra khỏi phòng tôi. Lúc nào cũng vậy
họ nhìn tôi như tên khùng. “Nhưng thưa ông, ông không cần phải bật TV.” Nhưng
vì tôi là khách hàng trả tiền, tôi lịch sự yêu cầu làm theo ý tôi và tôi chưa
bao giờ bị từ chối. Nhờ vậy, không còn chỉ cần nhấn nút một cái là xem được
phim khiêu dâm.
Đây là cách tôi đã nói,
“Con rất nghiêm túc về điều này, thưa Chúa.” Tôi đã làm như vậy một năm nay rồi,
và đó là bí quyết thành công của tôi. Mọi chuyện đã thay đổi.”
Người đàn ông này đã khám
phá ra một nguyên tắc quan trọng: tránh sự cám dỗ dễ dàng hơn chống lại nó.
Trong những lúc mạnh mẽ,
hãy đưa ra những quyết định giúp ngăn ngừa sự cám dỗ đến trong những lúc yếu đuối.
VUN ĐẮP CUỘC SỐNG BÊN
TRONG CỦA BẠN
Một cuốn sách như cuốn
sách này có vẻ có nguy cơ là một cuốn sách học làm người. Tôi ý thức rất rõ rằng
những chỉ dẫn đơn giản và lời hô hào “hãy cố hơn chút nữa” không đủ để phá tan
sự kềm toả của nhục dục và sức mạnh của những thói quen ăn sâu. Không có “công thức nhỏ dễ
dàng” nào cả.
Tôi không biết phải nói
thế nào để nhấn mạnh hết được tầm quan trọng của việc phải dựa vào sức mạnh bên
trong chúng ta do Chúa tái sinh mang lại. Sự tự biến đổi chưa đủ. Nó có thể mang
lại một vài lợi ích hạn chế nhưng lại dẫn đến sự tự xưng mình là công bình. Cuộc
sống của Cơ Đốc nhân không chỉ là sự kềm chế mình khỏi tội lỗi, mà là sự biến đổi
nên thánh và được ban năng quyền để sống một cách công bình.
Tuy vậy Kinh thánh răn dạy
chúng ta làm và không nên làm một số điều nằm trong năng lực của chúng ta. Và
thường thì khi làm điều này, lòng chúng ta thay đổi. Do vậy chúng ta nên theo
những bước khôn ngoan, biết rằng làm như vậy chưa đủ, nhưng là những bước cần
thiết. Cuối cùng trận chiến đấu để có sự thánh khiết có thắng hay thua cũng diễn
ra một cách thầm lặng, trên chân quỳ dưới Chúa và trong sự cộng tác với những
chiến hữu của chúng ta.
Sự bận rộn làm hao mòn
khả năng của chúng ta nghe được sự nhắc nhở của Đức thánh linh, Lời Dạy của Ngài,
và dân sự của Ngài. Sự mệt mỏi thể xác làm chúng ta quên đi những gì đang thực
sự xảy ra. Việc tự kiểm tra lại mình một cách lành mạnh giúp chúng ta nhìn ra
những tình huống mang lại sự cám dỗ. Khi đó chúng ta mang những điều này đến cho
Chúa.
Thời gian với Chúa là
nguồn thánh thiện tuôn chảy . . và niềm vui, sự sung sướng. Nó nhắc nhở chúng ta
mình là ai . . và chúng ta thuộc về ai. Chúng ta là công dân thuộc thiên đàng (Phi-Líp
3:20). Chúng ta là “khách lạ trên đất,” “mong tìm một đất nước tốt lành hơn – một
nước trên thiên đàng” (Hê-bơ-rơ 11:13-16). Chúng ta chỉ ở trên đất với visa ngắn
hạn. Khi mỗi ngày chúng ta tập trung nghĩ về thiên đàng, nơi Chúa ngự, Ngài sẽ
ban năng quyền cho chúng ta để tiêu diệt công việc của bản ngã cũ – kể cả sự tà
dâm, sự bất khiết và nhục dục (Cô-lô-se 3:1-5).
HỌC THUỘC LÒNG VÀ TRÍCH
DẪN LỜI KINH THÁNH
Chúa Giê-xu trích dẫn
Kinh thánh để đối lại sự cám dỗ của Satan (Ma-thi-ơ 4:2-11).
Khi cơn tấn công vào sự
thành khiết đến, bạn hày sẵn sàng cầm gươm của Đức Thánh linh, tức là lời Chúa
(Ê-phê-sô 6:17). Điều này đòi hỏi bạn phải thuộc lòng Kinh Thánh:
“Tôi
đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa” (Thi Thiên 119:11)
Nguyên tắc thánh khiết
chứa đựng nhiều đoạn Kinh thánh. Hãy chọn vài đoạn thực sự có ý nghĩa đối với bạn.
Viết ra, mang theo mình, dán lên chỗ nào dễ thấy. Khi bạn bị cám dỗ, đối đáp trả
lại với quỷ dữ. Kinh Thánh cung cấp cho bạn lời để nói ra. Hãy chuẩn bị sẵn những
lời đáp trả.
HÃY CẦU NGUYỆN VÀ ĐỪNG BỎ
CUỘC
Chúa Giê-xu dạy môn đồ của
Ngài “luôn cầu nguyện và đừng bỏ cuộc” (Luca 18:1).
Chúng ta thường quỳ xuống
cầu nguyện sau khi thua một trận đấu. Nhưng chúng ta cần quỳ xuống trước khi trận
chiến bắt đầu.
Thông thường chúng ta
tuyên bố tạm ngưng bắn với tội lỗi. Chúng ta dung túng điều không công bình và
để nó lấn chân vào đời sống và gia đình của chúng ta.
Giê-xu nói, “Đừng bỏ cuộc!
Hãy cầu nguyện để Chúa cứu.” Có độc giả sẽ nghi ngờ điều này vì họ từng nghe,
“Chỉ cần đọc Kinh thánh và cầu nguyện, và điều đó sẽ giải quyết mọi chuyện.”
Không, nó chẳng giải quyết được chuyện gì, nhưng sẽ không có chuyện gì được giải
quyết nếu không có sự cầu nguyện. Chúa Giê-su biết Ngài đang dạy chúng ta điều
gì. Gia-cơ cũng vậy. “Hãy chống lại quỷ dữ; nó sẽ chạy trốn khỏi ngươi” (Gia-cơ
4:7).
Liệu Chúa có bảo bạn kềm
chế khỏi sự bất khiết nếu điều đó là điều bất khả thi không?
Nhiều người đã bị đánh bại
trong thời gian dài đến nỗi họ nghĩ rằng chiến thắng là điều không thể xảy ra.
Họ đã bỏ cuộc. Điều này bảo đảm rằng chắc chắn họ sẽ mãi mãi thất bại. Nhưng Đức
Chúa trời kêu gọi chúng ta và ban sức cho chúng ta để trở thành người chiến thắng
(Khải Huyền 3:5) – những người trải nghiệm được chiến thắng đối với tội lỗi.
Một người bạn đã từng
chiến thắng kể cho tôi, “Người ta không bao giờ chịu thay đổi nếu sự thay đổi
làm người ta ít đau đớn hơn là không thay đổi.” Nhiều nam Cơ Đốc nhân – trong
đó đa số lúc đầu đã phải tuyệt vọng – nằm trong những nhóm thoát khỏi bệnh ghiền
tình dục – những nhóm này đã là công cụ đắc lực để thay đổi cuộc sống của họ.
Hàng chục ngàn người là bằng chứng sống rằng chiến thắng cám dỗ tình dục là điều
có thể làm được. Và thành thực mà nói, chúng ta cần phải tận tai nghe thấy họ tự
thuật lại chuyện của mình trong nhà thờ, để làm vinh danh Chúa và mang lại những
thông điệp hy vọng.
Tương tự như vậy, nhiều
nam giới ngoại đạo đã đạt được tự do đáng kể thông qua chương trình nhập tục
“Những người bị ghiền tình dục Vô danh” (Sexaholics Anonymous program), áp dụng
12 bước của chương trình “Những người nghiện rượu Vô danh” (Alcoholics Anonymous).
Nếu những người đàn ông ngoại đạo còn đạt được những thay đổi tận gốc như vậy
(dĩ nhiên bằng cách xác tín nhiều nguyên tắc Kinh thánh), làm sao chúng ta dám
tưởng tượng rằng Đức thánh linh không thể hành động nhiều hơn trong những tín đồ
mà Ngài ngự trong họ và ban sức?
Nếu có người dí súng vào
đầu bạn và nói hắn sẽ bóp cò nếu bạn nhìn vào ảnh đồi truỵ, liệu bạn còn muốn
nhìn nữa không? Dĩ nhiên là không? Thực ra cũng không cần phải nhìn vào phim ảnh
khiêu dâm đâu. Bạn cứ việc tiếp tục đặt mình và mắt vào không đúng chỗ.
Đây là lúc bạn phải học
được cách chấn chỉnh suy nghĩ sai trật của bạn về lẽ thật của Chúa, từ khước sự
thôi thúc điên rồ nhất thời và nuôi dưỡng những động lực mới.
Bạn có thể tắt TV, bước
ra ngoài, nhắm mắt lại. Bạn không cần phải nhấn chuột vào chỗ đường dẫn vào phim
khiêu dâm. Bạn không cần phải mơn trớn người đó hoặc để người đó mơn trớn bạn.
Có một lựa chọn khác. Hãy dựa vào những nguồn lực siêu nhiên (II Phi-e-rơ
1:3-4).
“Vả,
ân điển, Đức Chúa Trời hay cứu mọi người . . . dạy chúng ta chừa bỏ sự không
tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời này theo tiết độ, công bình,
nhơn đức.” (Tit 2:11-12)
Đây là tất cả nội dung của
những đề tài quan trọng trong Kinh thánh: sự cứu chuộc và ân điển. Sự tranh chiến
với nhu cầu tình dục sẽ nhắc chúng ta về nhu cầu được nhận ân điển và ban sức –
khiến cho chúng ta mong mỏi đến ngày cuối cùng được cứu chuộc (Rôma 7:7-25).
Nếu bạn thấy không thể
tưởng tượng nổi mình có thể sống cả cuộc đời thánh khiết, hãy bắt đầu bằng việc
cố giữ mình thánh khiết từng 24 giơ một. Bạn có muốn thoát khỏi hành động và sự
ám ảnh của xác thịt? Hãy cầu cứu. Hãy khôn ngoan. Tránh sự cám dỗ. Đi gặp Chúa.
Kinh nghiệm sự đầy đủ Ngài mang lại. Hãy dựa vào quyền năng của Ngài.
Và khi 24 giờ đầu tiên
trôi qua, và bạn đã nếm trải được Chúa và đã thấy Ngài là tốt lành (Thi Thiên 34:8),
hãy tiếp tục cam kết giữ mình thánh khiết trong 24 giờ kế. Hãy dựa vào Ngài từng
ngày một.
Đừng bao giờ xem nhẹ tầm
quan trọng của Chúa. Tội lỗi không thể mạnh hơn Đức Chúa Trời. Đừng tưởng tượng
rằng chỉ có thể chiến thắng được cám dỗ khi chúng ta lên đến thiên đàng.
Đức Chúa Trời tuyên bố
ngược lại. Chúng ta không cần phải chờ chiến thắng đến. Chúng ta phải sống
trong chiến thắng (I Giăng 5:4).