CHƯƠNG 12. ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC
TẠI ẤN ĐỘ
Tôi bị thức giấc
bởi vì đầu đang đau. Hẳn đó phải là một vết muỗi cắn khác. Gian phòng thật tối
và lạnh, tôi cảm thấy mình bị đau và mệt kinh khủng, nhưng lại không thể ngủ tiếp.
Mọi sự đều yên lặng ngoại trừ tiếng thở đều đều của hai cô gái ở cùng phòng
tôi.
Một con muỗi vo
ve bay đến nhưng lại biến mất một lần nữa đang khi tôi nằm đó suy nghĩ.
Nếu tôi biết trước
mọi sự sẽ diễn ra như thế này tại Ấn Độ thì tôi không biết mình có đi đến đây
hay không. Mọi sự đều khác lạ và còn dơ bẩn nữa. Hai ngày trước đây tôi cố gắng
xức lên mình một ít dầu thơm, nhưng năm phút sau đó không còn nghe được mùi
thơm nữa. Bây giờ thì tôi đã làm quen được với tất cả mùi lai. Nhưng nhớ lại
khi máy bay hạ cánh và chúng tôi mới bước ra khỏi cửa thì được chào đón bằng một
thứ mùi hôi không thể tả được.
Bây giờ tôi đang
nằm đây thao thức thật sớm trong buổi sáng đầu tiên của năm mới. Tưởng tượng rằng
bắt đầu một năm mới theo kiểu này: trong một túi ngủ cách xa nhà sáu ngàn năm trăm
Km! Tôi hoàn toàn cảm thấy miệng mồm khô khốc vì đã bị viêm xoan. Và đồng thời
dường như toàn bộ cơ thể tôi đều bị đau nhức. Tôi không nghĩ chỉ vì những vết
muỗi cắn mà thôi. Cằm tôi đã phát ra một chứng chàm dị ứng và ở trên má cũng vậy
là điều tôi chưa từng bị trước đây, và tôi trông thật xấu xí. Bây giờ tôi đã nằm
đây hơn ba ngày đêm rồi, trừ những lúc tôi phải chạy vào nhà vệ sinh bởi vì
tiêu chảy...
Vậy là tôi đã có
mặt tại Karnal.
Sau ba tháng học
tại một Trường Kinh Thánh quốc tế ở Amsterdam cùng với bốn muơi sinh viên khác
đến từ nhiều quốc gia, tất cả chúng tôi đã đến Ấn độ để thực hành điều mình đã
học. Năm người bạn học cùng lớp và tôi đã đến Karnal, một cuộc hành trình kéo
dài vài tiếng đồng hồ bằng xe buýt đi về hướng Bắc Tân Delhi để cùng hợp tác
làm việc với Mục sư Lal và hội thánh nhỏ bé của ông. Chúng tôi cùng chung sống
tại đây với Mục sư và gia đình ông trong một căn nhà nhỏ bé và phụ giúp các buổi
lễ. Chúng được tổ chức trong nhà xe của ông mà nay được dùng làm nhà thờ.
Chúng tôi là ba
cô gái cùng ở chung trong một phòng chỉ đủ chỗ cho mấy cái giường của chúng
tôi, ngoài ra không còn cái gì khác. Đâu đâu cũng thấy đông người. Bất cứ chỗ
nào trong nhà này người ta cũng có thể đâm sầm vào một người khác. Trên hết mọi
sự đó, người sống trong làng này đã nghe về những người ngoại quốc đến thăm viếng
cho nên nhiều người đã đến thăm chúng tôi. Tôi là một kẻ sống một mình trong
tám mươi mét vuông tại Stockholm và đã có thể tùy ý sử dụng thì giờ của mình, cảm
thấy rất khó làm quen với mọi sự.
Ví dụ như tôi muốn
đi ra đường tự một mình, nhưng điều này không thể thực hiện được, bởi vì nó được
xem là nguy hiểm. Đặc biệt đối với phụ nữ. Nếu ai đó cần phải đi đến bưu điện
hay ngân hàng, phải có một người nào khác luôn luôn đi kèm, và đôi khi việc này
phải mất cả nửa ngày. Do đó chúng tôi cần phải hoạch định một cách chi tiết hầu
như mỗi ngày và học cách điều chỉnh thành sáu ý mạnh mẽ khác.
Là một người phụ
nữ tại Ấn Độ không giống như lúc ở nhà. Ở đây Chúng tôi được đối xử hoàn toàn
khác, và tất cả chúng tôi là con gái đều bị buộc phải suy nghĩ trước và cân nhắc
những hành vi của mình. Chúng tôi phải luôn nhắc mình không bao giờ được nhìn
vào mắt một người đàn ông. Bởi vì điều này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Tuy nhiên hoàn cảnh
của một người khuyết tật như tôi có lẽ là khó khăn hơn hết. Đây là lần đầu tiên
trong đời tôi, tôi đã phải nghĩ rằng mình là kẻ khuyết tật. Ở nhà tôi thường tự
lo hết thảy mọi sự. Tôi luôn luôn sống như mọi người khác và hiếm khi nào nghĩ
rằng thiếu tay là một trở ngại lớn lao. Lẽ đương nhiên tôi làm mọi việc theo một
cách khác, nhưng khuyết tật của tôi hầu như không hề giới hạn tôi làm điều mình
muốn làm.
Tại Ấn Độ có rất
nhiều điều tôi không thể làm. Lúc nào tôi cũng bị thúc bách phải yêu cầu người
khác giúp đỡ, và đây là điều mà tôi chưa từng bị buộc phải làm - ít nhất là cho
đến thời điểm này. Tôi có cảm tưởng như thể mình đang được chăm sóc đi ngược lại
ý muốn của mình. Thật khó khi tự mình không thể giúp đỡ ngay cả trong việc nấu
nướng hay rửa chén. Tôi không thể tự mình tắm sen, và đi nhà vệ sinh vẫn thường
là một vấn đề nan giải.
Dù vậy tôi thấy
dường như Chúa vẫn đang ở với tôi. Nhờ đó mà được nhiều điều thuận lợi, chẳng hạn
như toán chúng tôi là toán duy nhất luôn luôn được có nhà vệ sinh theo kiểu
phương tây ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến, và tôi thật cảm tạ ơn Chúa về điều
này. Nhưng dĩ nhiên các nhà vệ sinh không nhất thiết luôn luôn dội nước khi
chúng tôi cần, và dương nhiên điều nầy có thể gây ra nhiều nan đề. Đổ đầy nước
cho đến vành sô bằng thiếc rồi đổ nó vào trong cầu là một việc quá nặng nhọc đối
với tôi, cho nên trong những trường hợp như thế tôi luôn luôn phải xin người
khác giúp đỡ.
Nhưng trong một
trường hợp khi tôi là một nạn nhân của chứng đau bụng và phải đi nhà vệ sinh
không biết bao nhiêu lần, thì tôi thật sự không muốn mở cửa phòng cho bất cứ
ai, bởi vì mùi tỏa ra từ nơi đó chắc chắn không dễ chịu chút nào. Tôi đứng đó,
nôn nóng suy nghĩ không biết làm thế nào có thể giải quyết được nan đề mà không
phải nhờ ai giúp đỡ. Lúc ấy tôi bắt đầu suy nghĩ về những câu chuyện lớn lao lạ
lùng mà những nhà truyền giáo đã thuật lại cho chúng tôi trong thời ấu thơ, về
cách họ đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong những trường hợp khẩn cấp và đã
thấy nhiều việc diễn ra. Được rồi, trường hợp của tôi rõ ràng là một thứ trường
hợp khẩn cấp!
Vậy nên trước
khi tôi có đủ thì giờ để hiểu rõ thật sự điều mình đang làm, tôi nói lớn bằng một
giọng quả quyết:
“Nhân danh Chúa
Giêxu, hãy hoạt động!”
Tôi kéo chốt nước-và
bỗng nhiên nó dội nước như chưa từng bị trở ngại. Tôi không tin vào mắt của
mình nữa!
Điều đó đã trở
thành một việc mà những người khác trong nhà cũng đã làm khi đến viếng nhà vệ
sinh nữa, và cho dù nó không luôn luôn hoạt động như vậy, thì khi nó hoạt động
được cũng đã đem lại niềm vui.
Tôi cũng tin rằng
chính nhờ những tình tiết như vậy đã giúp đỡ tôi thích nghi được với mấy tháng ở
tại Ấn độ.
Sự kiện sau đây
cũng là một ví dụ khác tương tự:
Điều này đã diễn
ra sau khi chúng tôi vừa mới đến Ấn Độ, tôi phải rời lớp trong vòng một tuần lễ
bởi vì đã hứa bay đến Nhật để hát trong một trường hợp do Liên Hiệp Quốc sắp xếp.
Sau đó, tôi đã về lại Bombay nơi các bạn học của tôi đang ở, nhưng có điều gì
đó sai lầm đã diễn ra. Chúng tôi hạ cánh vào lúc nửa đêm, và phi trường đông
nghẹt những người.
Tôi cố gắng hỏi
người đàn ông Ấn độ đang giúp tôi khiêng hành lý xem thử điều gì đã diễn ra,
nhưng anh ta không hiểu điều tôi nói. Tôi chỉ hiểu dường như mình sẽ không thể
rời phi trường. Dần dần tôi hiểu ra được rằng tất cả những dịch vụ xe buýt và
taxi đã ngừng hoạt động và như thế tôi không thể rời phi trường.
Tuy nhiên một
viên phi công giúp tôi đi lên một phòng đợi khởi hành, nơi mà tôi được phép ở lại
qua đêm. Nhiều lần các lính gác đã đến và đuổi mọi người khác, nhưng tôi vẫn được
cho phép ngồi tại đó.
Vào khoảng gần
năm giờ sáng, tôi hỏi một người lính gác xem mình có thể xin một chiếc taxi hay
không, nhưng câu trả lời của anh ta chỉ là: “Nguy hiểm, nguy hiểm!”
Và sau đó khi
tôi hỏi anh lại lần nữa anh nói:
“Vẫn còn nguy hiểm!”
Khi trời vừa rạng
sáng anh ta kêu tôi đi theo anh, anh bảo rằng mặc dù hiện nay vẫn còn nguy hiểm,
nhưng đây có lẽ là lúc tốt nhất để đi. Tôi được cho phép đi ra qua một cánh cửa
sau nơi có một chiếc taxi đang đợi. Người tài xế taxi đòi gấp đôi giá tiền xe
bình thường, và phải trả trước một phân nửa. Tôi chỉ muốn đi, cho nên tôi đã
đưa anh ta số tiền anh muốn, và anh lái xe ra khỏi đó với một tốc độ điên cuồng
chạy vào trong thành phố.
Thật là kinh
hoàng khi thấy mọi đường phố đều vắng lặng. Tại nơi cách đây hai tuần lễ trước
đường phố đông đen những người sống tại đó, mà nay thì trống trải. Càng gần đến
thành phố, người lái xe càng trở nên cẩn thận hơn, tại mỗi đường băng ngang anh
đều dừng lại và nhìn xem hết sức cẩn thận trước khi nhấn ga chạy cho tới khi
anh đến được khu nhà kế tiếp.
Một viên cảnh
sát muốn đi nhờ đã được cho phép lên xe. Trong khi người tài xế lái xe xa hơn.
Tại sao không có ai ở tại đó? Tại sao nó trở nên nguy hiểm? Tại sao đi đến nơi
của tôi lại quá xa như vậy? Tôi trở nên càng lúc càng thêm sợ hãi. Tôi không
nghĩ rằng có bao giờ mình từng cầu nguyện mãnh liệt như thế với Chúa, dù trước
hay sau biến cố này cũng chưa hề có vậy.
Cuối cùng, Khi
chúng tôi dừng lại trước căn nhà trọ thanh niên nơi mà các bạn học của tôi đang
ở, tôi đi ra khỏi taxi đứng trên chân run rẩy và bước vào. Tôi được cho biết rằng
đã trải qua bốn ngày giới nghiêm tại Bombay bởi vì đã có cuộc chiến giữa những
người Hồi Giáo và Ấn độ giáo cho nên chuyến xe taxi vừa rồi của tôi có thể đã kết
thúc một cách tồi tệ. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm khi đến nơi và thật cảm tạ ơn Chúa
về sự bảo vệ của Ngài trong tất cả mọi sự đó.
Mặc dù thời gian
ở tại Ấn Độ là khoảng thời gian khó khăn nhất mà tôi đã trải qua, nó hình thành
trong con người tôi và cách suy nghĩ của tôi rất nhiều điều. Đức tin của tôi trở
nên sâu nhiệm hơn, và tôi học biết quí mọi sự mà trước kia tôi chưa từng thật sự
quí trọng. Lòng ao ước của tôi về âm nhạc lại đến, và tôi cảm nhận được một động
cơ để bắt đầu ca hát nhiệt thành trở lại.