CHƯƠNG 4. NHỮNG RÀO CẢN BAN CHO
“Hãy giữ cẩn thận chớ hà
tiện gì hết; vì sự sống người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu. ” (Luca
12:15 )
Chúng ta biết Đấng
Christ mệnh lệnh chúng ta ban cho. Và chúng ta biết Ngài ban thưởng lớn cho chúng
ta vì ban cho. Thế thì tại sao lại khó ban cho?
Có nhiều rào cản ban
cho: vô tín, không an toàn, kiêu ngạo, thờ hình tượng, ham quyền hành và quyền
kiểm soát. Luồng văn hóa của chúng ta - và thường là hội thánh chúng ta - làm
cho sự ban cho khó bơi ngược dòng. Người ta xem việc giữ nhiều hơn cho là chuyện
“thường”
Nhưng tôi chắc rằng cản
trở ban cho lớn nhất là như thế này: ảo tưởng cho rằng đất là nhà chúng ta. Điều
này dẫn chúng ta đến chìa khóa kế tiếp mở ra Nguyên Tắc Của Cải:
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 3
“Trời, không phải đất,
là nhà chúng ta.”
Kinh Thánh nói chúng ta
là những khách hành hương, khách lạ, người ngoại trên đất (Hê-bơ-rơ 11:13).
Chúng ta là những đại sứ đại diện cho đất nước thật của chúng ta (II Cô-rinh-tô
5:20). “Quyền công dân của chúng ta ở trên trời” (Phi-líp 3:20). Chúng ta là
công dân của “một nước tốt hơn - một thiên quốc” (Hê-bơ-rơ 11:16).
Nơi chúng ta chọn tích
lũy của cải phụ thuộc lớn vào nơi chúng ta cho là nhà chúng ta.
Giả sử nhà của bạn tại
Pháp và bạn đang thăm Mỹ ba tháng, sống trong một khách sạn. Người ta bảo bạn
không thể đem bất cứ cái gì về lại Pháp trên chuyến bay về nhà. Nhưng bạn có thể
kiếm tiền và gửi tiết kiệm vào ngân hàng tại Pháp.
Bạn có sẵn lòng chất đầy
phòng khách sạn vô số bàn ghế và vật dán tường đắt tiền không? Dĩ nhiên là
không. Bạn chắc sẽ gửi tiền đến nơi có nhà của bạn. Bạn chỉ tiêu xài những gì cần
ở nơi tạm trú, và gửi của cải bạn về trước để chúng sẽ đợi bạn khi bạn về nhà.
Cả hai con gái của tôi lập
gia đình gần đây. Bạn bè và thân quyến gác lại mọi công việc bận rộn và đến từ
từ khắp nơi trên đất nước. Khi ngày cưới của Vua đến, cả vũ trụ sẽ vội vã dừng
lại (Khải Huyền 19:7-9). Không có gì khác xảy ra vào ngày đó. Tân Lang từ
Na-xa-ret và Tân Nương yêu dấu của Ngài sẽ nắm vị trí trung tâm.
Mỗi ngày trong đời sống
chúng ta, chúng ta đang tiến về lễ cưới đó - lễ cưới của chúng ta! Hôm nay việc
đó gần hơn hôm qua. Tân Lang của chúng ta, người Thợ Mộc, đang xây dựng một nơi
cho chúng ta trên trời. Mọi thứ chúng ta gửi đi trước sẽ đợi chúng ta ở đó. Đó
là quà của chúng ta cho Ngài, nhưng vì sự rộng rãi của Ngài, Ngài sẽ trả lại những
của cải đó cho chúng ta.
Nhà chúng ta là nơi
chúng ta chưa bao giờ đến.
Trong thương trường Chúa
Jesus là người thợ xây. Ngài cũng là toàn tri và toàn năng, vì thế chất lượng dự
án xây dựng thật tốt! Há bạn không nghĩ ngôi nhà Ngài đã và đang xây dựng hai
ngàn năm qua là cái gì đó tuyệt vời sao?
Nghịch lý thay, nhà của
chúng ta là nơi chúng ta chưa hề đặt chân đến. Nhưng đó là nơi tạo dựng cho
chúng ta và vì nó mà chúng ta được tạo dựng
Nếu chúng ta để thực tế
này ăn sâu trong chúng ta, nó sẽ mãi mãi thay đổi cách chúng ta sống và suy
nghĩ. Chúng ta sẽ thôi thâu trữ của cải trong phòng khách sạn trên đất của
chúng ta và bắt đầu gửi trước nhiều hơn về nhà thật của chúng ta.
ĐỒ CHƠI KHÁC
Hãy cùng lái xe với tôi.
Sau khi đi được nhiều dặm, chúng ta rẽ khỏi đường chính, băng qua một cánh cổng
và xe chúng ta nằm xếp hàng đằng sau một số xe tải chở đồ nặng. Những xe cộ
phía trước chở đầy máy tính, hệ thống âm thanh, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ
đánh cá và đồ chơi.
Chúng ta chạy lên càng
lúc càng cao cho đến khi chúng ta tới một bãi đậu xe. Tại đó, tài xế dở bỏ
hàng. Tò mò bạn quan sát thấy một người đàn ông kéo lê một chiếc máy vi tính.
Anh loạng choạng đến góc bãi đậu xe, rồi liệng máy tính xuống lề.
Bấy giờ bạn phải tìm hiểu
điều gì đang xảy ra. Bạn cố chui ra khỏi xe và liếc nhìn xuống một dốc thẳng đứng.
Tại chân dốc là một đống khổng hồ chất đầy mọi thứ.
Cuối cùng bạn hiểu ra rằng
đây là một nơi đổ rác, một chỗ chất đồ bỏ - nơi an nghỉ cuối cùng của những vật
dụng trong đời sống chúng ta.
Không sớm thì chầy, mọi
thứ chúng ta sở hữu sẽ có kết cuộc ở đây. Những quà tặng Giáng Sinh và sinh nhật.
Xe hơi, tàu thuyền và bồn tắm nóng. Quần áo, máy hát và barbecues. Đồ chơi trẻ
em hay tranh giành, tình bạn bị đánh mất, lòng chân thật và hôn nhân tan vỡ - mọi
thứ đều kết thúc ở đây. (Tôi đề nghị nên đưa gia bạn đi một chuyến kiến tập tại
bãi đỗ này. Đây là một bài học thực tế sống động.)
Bạn có từng thấy anh đồ
tể “anh chàng chết bởi thắng nhiều đồ chơi”? Hàng triệu người hành động như thể
đó là thật. Câu nói chính xác hơn là “Ai chết mà có nhiều đồ chơi vẫn phải chết
- và không bao giờ đem đồ chơi theo mình.” Khi chúng ta chết sau khi đã hiến đời
sống chúng ta tìm kiếm mọi thứ, chúng ta không thắng - chúng ta bại. Chúng ta
vào cõi đời đời, nhưng đồ chơi của chúng ta ở lại phiá sau chất đầy bãi rác.
Anh chàng đồ tể còn gì sai hơn thế.
Tôi nghĩ đến điều đó
theo cách một điểm và một đường thẳng. Đời sống của chúng ta có hai gia đoạn: một
là điểm, hai là một đường thẳng kéo dài từ điểm đó.
Đời sống hiện tại của
chúng ta trên đất là điểm đó. Đó bắt đầu. Nó kết thúc. Nó thật ngắn. Nhưng từ
điểm đó kéo dài một đường thẳng vô tận. Đường thẳng đó là cõi đời đời, nghĩa là
Cơ đốc nhân sẽ ở thiên đàng.
Điểm Đường thẳng
Đời sống trên đất Đời sống
trên trời
Ngay bây giờ chúng ta
đang sống trong điểm đó. Nhưng chúng ta đang sống vì điều gì? Người thiển cận sống
vì điểm đó. Người viễn cảnh sống vì đường thẳng.
Trái đất này (và thời
gian của tôi ở đây) là một điểm. Vị Tân Lang của tôi, lễ cưới sắp đến, sự Đoàn
Tụ Vĩ Đại, và nhà đời đời của tôi tại Trời Mới Đất Mới - Tất cả ở trên đường thẳng
đó. Đó là chìa khoá kế tiếp của chúng ta.
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 4
Tôi sống không nên vì điểm
mà vì đường thẳng
Ai sống vì điểm đó sống
vì của cải trên đất với kết cuộc tại bãi đổ rác. Ai sống vì đường thẳng đó sống
vì của cải trên trời không bao giờ kết thúc.
Ban cho là sống vì đường
thẳng.
Chúng ta mỗi người sẽ
chia tay tiền của. Câu hỏi đặt ra là khi nào. Chúng ta không có lựa chọn nào
khác ngoài việc chúng ta lìa nó sau này. Nhưng chúng ta thật có một chọn lựa
lìa nó bây giờ hay không. Chúng ta có thể giữ của cải hiện tại trên đất, và có
lẽ chúng ta được sự vui thỏa tạm thời nhờ nó. Nhưng nếu chúng ta phân phát
chúng, thì chúng ta sẽ vui hưởng của cải đời đời không bao giờ cất khỏi chúng
ta.
Đây là ý của Jim Elliot
khi ông nói: “Người khôn ban cho những gì mình không thể giữ để được những gì
mình không thể mất.” Nếu bạn nghe những lời này và nghĩ: À, ông ta là một trong
những loại giáo sĩ siêu thuộc linh không quan tâm đến sự được, thế là bạn bỏ ý ở
đây. Hãy đọc lại lần nữa. Được chính là những gì Jim Elliot nghĩ đến! Ong chỉ
muốn được những gì ông không thể mất. Ông muốn của cải ông trên trời.
Hãy sống vì đường thẳng,
đừng vì điểm.
ÁM ẢNH SỞ HỮU
Một chương trình truyền
hình PBS gọi là Affluenza diễn thuyết những gì mà chương trình gọi là “tại hoại
hiện đại của chủ nghĩa duy vật chất.” Chương trình tuyên báo:
Một người Mỹ có mức lương
trung bình mua sắm sáu tiếng một tuần trong khi chỉ dành bốn mươi phút chơi với
con.
Đến hai mươi tuổi, chúng
ta đã xem tới một triệu chương trình quảng cáo.
Gần đây, càng nhiều người
Mỹ tuyên bố phá sản hơn tuyên bố tốt nghiệp đại học.
Trong 90 phần trăm trường
hợp li hôn thì tranh cãi về tiền bạc đóng vai trò nổi cộm hơn hết.
Điều đánh động tôi trong
chương trình này là không phải nó tranh luận chống lại chủ nghĩa duy vật trên
nguyên tắc đạo đức mà trên nguyên tắc thực dụng: Giàu vật chất không làm cho
chúng ta hạnh phúc.
Hãy lắng nghe một số người
giàu có nhất trong thời của họ:
“200 triệu đô la đủ có
thế giết chết bất cứ ai. Chẳng vui sướng chút nào trong số tiền đó.” W. H.
Vanderbilt
“Tôi là người khổ nhất
trần gian.” John Jacob Astor
“Tôi đã kiếm được nhiều
triệu đô-la, nhưng chúng không đem lại cho tôi hạnh phúc” John D. Rockerfeller
“Những nhà triệu phú hiếm
khi cười.” Andrew Carnegie
“Tôi hạnh phúc hơn khi
làm việc của một thợ máy.” Henry Ford
Chắc bạn đã đọc những
câu chuyện về những gã trúng vé số, là những người khổ hơn trước chỉ sau vài
năm trúng vế số. Giàu có chẳng mang cho họ hạnh phúc như họ hằng mơ ước, ngay cả
gần với hạnh phúc cũng chẳng có.
Tại phi trường, Hugh
Maclellan Jr. nhìn thấy một người qua đường trông vẻ lo lắng.
“Có chuyện gì thế?” Hugh
hỏi.
Nguời này thở dài: “Tôi
nghĩ cuối cùng rồi tôi sẽ có một ngày nghỉ cuối tuần cho mình. Nhưng bây giờ
tôi phải đi giám sát việc sửa nhà của tôi ở Florida.” Sầu não, anh ngồi chờ cất
cánh trên chiếc máy bay phản lực tư.
Đó là người có mọi sự,
là điều hầu hết mọi người mơ ước; nhưng anh không thể hưởng thụ ngày cuối tuần
của mình. Anh bị nô lệ bởi tài sản mình. Chúng ta nghĩ chúng ta sở hữu tài sản,
nhưng thực ra chúng sở hữu quá nhiều chúng ta.
Chúng ta nghĩ chúng ta sở
hữu tài sản, nhưng thực ra chúng sở hữu quá nhiều chúng ta.
Không gì làm cho hành
trình khó nhọc hơn bằng một túi ba lô nặng trịch đầy ắp những thứ tốt nhưng
không cần thiết. Những người hành hương đi mà không mang theo nhiều.
ĐỘC TÀI VẬT CHẤT
Nanci và tôi đã sống
trong ngôi nhà chúng tôi hai mươi ba năm. Trong chín năm đầu, chúng tôi có tấm
thảm màu cam xấu xí. Chúng tôi không bao giờ quan tâm điều gì xảy ra với nó.
Vào ngày chúng tôi lót tấm thảm mới, ai đó đã thắp một ngọn nến. Đầu que diêm rơi
xuống và đốt cháy một lỗ ở tấm thảm mới.
Ngày trước đó, chúng tôi
chẳng hề bận tâm. Bây giờ chúng tôi lại giận dữ. Chúng ta có tốt đẹp hơn khi có
tài sản mới đẹp không?
Mỗi thứ chúng ta mua là
thêm một thứ chúng ta bận tâm, thảo luận, lau chùi, sửa chữa, sắp xếp lại, lo lắng
và thay đổi khi nó hư.
Giả sử tôi có một máy
truyền hình miễn phí. Bây giờ là gì đây? Tôi phải gắn nó với ăn-ten hay đăng ký
mua dịch vụ truyền hình cáp. Tôi mua một bộ VCD mới hoặc DVD. Tôi thuê phim.
Tôi phải mua dàn âm thanh. Tôi phải mua một bộ ghế tựa để có thể xem chương
trình thỏa mái. Mọi thứ này đều tốn kém và cũng mất nhiều thời gian, năng lực
và chú ý.
Thời gian tôi cống hiến
cho TV và những tiện nghi phụ của nó nghĩa là tôi có ít thời gian hơn thông
công với gia đình, đọc Lời Chúa, cầu nguyện, và tiếp khách hay giúp đỡ người
túng thiếu.
Thế thì, giá thật của
máy truyền hình “miễn phí” của tôi là bao nhiêu?
Đạt được tài sản có thể
thúc đẩy tôi thay đổi quyền ưu tiên. Nếu tôi mua một chiếc thuyền, thì tôi muốn
biện minh chính đáng việc mua thuyền của tôi bằng cách sử dụng chiếc thuyền và
nó có thể đưa tôi xa gia đình hay hội thánh tôi thường xuyên, khiến cho tôi
không có mặt tham dự cuộc thi đấu bóng rổ của con gái tôi hoặc dạy trường Chúa
Nhật hoặc làm việc ở nhà trẻ.
Vấn đề không tại con
thuyền hay truyền hình. Vấn đề là tôi. Đó là luật sống, chế độ độc tài của vật
sở hữu.
ĐUỔI GIÓ
Sa-lô-môn sáng tác hàng
loạt câu nói khôn ngoan trong Truyền Đạo 5:10-15. Tôi sẽ trích từng câu với sự
diễn ý của tôi:
“Kẻ ham tiền bạc chẳng hề
chán lắc tiền bạc.” (c.10). Bạn có càng nhiều, bạn muốn càng nhiều.
“Kẻ ham của cải chẳng hề
chán về huê lợi” (c.10). Bạn càng có, bạn càng ít thỏa lòng.
“Hễ của cải thêm nhiều
chừng nào, kẻ ăn cũng thêm nhiều chừng ấy” (c.11). Chúng ta có nhiều chừng nào,
thì càng có nhiều người (kể cả chính phủ ) ăn theo.
“Chủ của cải được ích gì
hơn là xem thấy nó trước mặt chăng?” (c.11). Bạn có nhiều chừng nào, bạn càng
nhận biết nó chẳng ích gì cho bạn chừng ấy.
“Giấc ngủ của người làm
việc là ngon, mặc dầu người ăn ít hay nhiều, nhưng sự dư dật làm cho người giàu
không ngủ được” (c.12). Bạn càng có nhiều, bạn càng lo lắng nhiều.
“Có một tai nạn dữ mà ta
thấy dưới mặt trời: Ấy là của cải nhà người chủ dành chứa lại, trở làm hại cho
mình” (c.13). Bạn có chừng nào, bạn có thể hại mình càng nhiều do nắm giữ nó.
“Hoặc vì cớ tai họa gì,
cả của cải nầy sẽ mất hết” (c.14). Bạn có càng nhiều, bạn phải mất càng nhiều.
“Mình lọt ra khỏi lòng mẹ
trần truồng thể nào, ắt sẽ trở về thế ấy, và về của huê lợi của sự lao khổ
mình, chẳng có vật gì tay mình đem theo được” (c.15). Bạn có càng nhiều, bạn bỏ
lại càng nhiều.
Là một người giàu có nhất
trên đời, Sa-lô-môn học biết rằng giàu không thỏa mãn. Tất cả những gì giàu có
thể làm là cho ông cơ hội lớn hơn để đuổi gió. Nhiều người biết trước mình sẽ hết
tiền trước khi tan thành mây khói, vì thế họ tìm đến phép thuật để những gì họ
không đủ khả năng chi trả làm họ thỏa lòng. Tiền của Sa-lô-môn không bao giờ cạn.
Ong thử mọi thứ, nói rằng: “Ta chẳng trừ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm
điều gì lòng mình ưa thích” (2:10).
Sa-lô-môn kết luận: “Đoạn
ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ đã chịu để làm nó; kìa,
mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới
mặt trời” (c.11).
Tại sao chúng ta cứ ngu
dại mãi? Vì lòng chúng ta luôn đeo theo của cải. Chúng ta bị cám dỗ tưởng rằng
của cải dưới đất mà chúng ta thấy quanh chúng ta là của cải thật thay vì là cái
bóng của cải thật.
Nhưng của cải dưới đất
có thể trở thành của cải trên trời. Q. W. Tozer nói:
Tiền cũng giống như thứ
khác có thể biến dạng thành của cải đời đời. Tiền có thể đổi thành thức ăn cho
người đói và quần áo cho người nghèo; tiền có thể giữ một giáo sĩ năng nổ chinh
phục những con người hư mất đến ánh sáng phúc âm và cuối cùng biến thành những
giá trị thiên đàng. Bất kể tài sản tạm thời nào cũng có thể chuyển thành của cải
đời đời. Bất kể những gì dâng cho Đấng Christ thì ngay lập tức biến thành của cải
không bất tử.3
Nếu giàu có là một con bệnh,
thì đâu là thuốc chữa? Nếu vật chất là chất độc, thì đâu là thuốc giải độc?
Phao-lô đưa ra một giải đáp:
Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế
gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn,
nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban sự dư dật
cho chúng ta được hưởng. Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức,
kíp phân phát và phân chia của mình có, vậy thì dồn chứa về ngày sau một cái nền
tốt và bền vững cho mình, để cầm lấy sự sống thật. (I Ti-mô-thê 6:17-19)
Chú ý cách thể nào
Phao-lô đưa chúng ta trở lại ngay với Nguyên Tắc Của Cải. Khi ông nói ban cho để
“dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình,” ông chắc đang suy
nghĩ trực tiếp đến lời Đấng Christ trong (Ma-thi-ơ 6:1-34).
Tôi có mang theo một
danh thiếp trong ví. Một mặt của danh thiếp có ghi “Đức Chúa Trời sở hữu mọi của
cải. Tôi là người quản trị đầu tư của Ngài.” Dưới dòng chữ này là ba câu Kinh
Thánh. Mặt bên kia ghi: “Đức Chúa Trời muốn tôi dùng của cải thế gian nầy để
thâu trữ của cải trên trời.” Bên đưới nữa là những lời của Đấng Christ trong
6:1-34 và của Phao-lô trong I Ti-mô-thê 6:1-21. Để danh thiếp gần với tiền mặt
của tôi là một sự nhắc nhở lớn về cái gì là thật. 4 Phao-lô nói rằng “rộng rãi”
và “sẵn lòng chia sẻ” và “dư dật trong mọi việc lành” cho phép chúng ta “nắm giữ
sự sống.” Cái gì đối nghịch với nó? Đời sống thứ cấp gọi là “đời sống” duy vật
chất.
Điều đó dẫn chúng ta đến
chìa khóa thứ năm mở ra Nguyên Tắc Của Cải:
CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI 5
“Ban cho là thuốc trị
duy nhất chủ nghĩa duy vật.”
Hành động ban cho là một
sự nhắc nhở rõ ràng rằng tất cả là của Đức Chúa Trời, không phải chúng ta. Đó là
nói rằng tôi không phải là điểm chính, Ngài là điểm chính. Ngài không hiện hữu
vì tôi. Tôi hiện hữu vì Ngài. Tiền Đức Chúa Trời có một mục đích cao hơn sự
giàu có của tôi. Ban cho là vui mừng đầu phục người lớn hơn và cho lịch trình
quan trọng hơn. Ban cho xác quyết quyền chúa tể của Đấng Christ. Ban cho hạ bệ
tôi và tôn cao Ngài. Ban cho bẻ gãy xiềng xích Ma-môn bắt tôi làm nô lệ.
Bao lâu tôi càng giữ điều
gì, thì tôi tin tôi càng sở hữu bấy lâu. Nhưng khi tôi cho, tôi từ bỏ quyền kiểm
soát, quyền hành và danh tiếng nhờ giàu có. Ngay lúc tôi giải phóng nó, đèn bật
lên. Bùa chú bị bẻ gãy. Tâm trí tôi trong sáng và tôi nhận biết Đức Chúa Trời
là chủ sở hữu, tôi là đầy tớ và người khác là những người thừa hưởng những gì Đức
Chúa Trời giao cho tôi.
Ban cho không tước lấy đặc
quyền đặc lợi của tôi; nhưng ban cho chuyển đặc quyền đặc lợi của tôi từ đất
lên trời - từ cái tôi đến Đức Chúa Trời.
Chỉ có ban cho mới bẻ
gãy cơn sốt giàu có. Chỉ có ban cho mới tước bỏ tinh thần cho mình có quyền tự
quyết. Chỉ có ban cho mới bẻ gãy tôi khỏi lực hút trọng lực của tiền và tài sản.
Ban cho chuyển tôi đến tâm trọng lực mới - thiên đàng.
BÁNH BÙN Ở NƠI DƠ DÁY.
Sau khi phơi bày nghèo
nàn thuộc linh của hội thánh Lao-đi-xê, ẩn dưới sự giàu có của cải, Chúa Jesus
chào mời của cải thật: “Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi
trở nên giàu có” (Khải Huyền 3:17-18).
Phi-e-rơ cho chúng ta biết
khi Đấng Christ trở lại, thế giới “sẽ bị lửa hủy diệt” và “thế gian và mọi sự trong
thế gian sẽ bày ra” (II Phi-e-rơ 3:10). Điều đó nghe có sầu não không? Không
nên như thế. Thật là sầu não nếu thế gian là nhà của chúng ta. Nhưng không như
thế! Thật là sầu não nếu chúng ta không dùng đời sống hiện tại và vật lực của
chúng ta tạo sự khác biệt cho sự đời đời. Nhưng chúng ta có thể!
S. Lewis diễn ý thế này:
Chúng ta là tạo vật nửa
lòng, ngu dại trước chè chén, tình dục và tham vọng khi người ta tặng niềm vui
hữu hạn cho chúng ta, như một chú bé khờ dại muốn đi làm những chiếc bánh bùn ở
nơi dơ dáy vì cậu không thể hình dung được mời đi biển có nghĩa gì. Chúng ta
quá dễ dàng thỏa mãn.
Ngay cả nhiều Cơ đốc
nhân đã mãn nguyện một đời sống vật chất không làm mình thỏa lòng, như việc làm
bánh đất nơi bùn lầy.
Có một thứ tốt hơn nhiều
mọi thứ thế gian có thể ban tặng - của cải đời đời và vui mừng khôn xiết.
Bạn muốn của cải và vui
mừng này, phải không? Nhưng có lẽ bạn có một số thắc mắc thực tiễn về sự ban
cho, hoặc bạn không chắc khởi đầu từ đâu.