CHƯƠNG 9. VỚI NHỮNG BÀI CA VÀ ĐÀN ĐIỆN TỬ
Tôi không nghĩ
là có ai đó thật sự tin tưởng nơi giọng ca của mình ngay từ đầu, nhưng điều đó
đã không làm tôi đặc biệt lo lắng.
Ca hát và âm nhạc
đã là một phần tự nhiên của đời sống tôi từ những năm đầu đời. Tôi đã được sinh
trưởng trong bầu không khí âm nhạc của những bài thánh ca Cơ đốc và những bài
hát thâu băng của cha tôi thâu băng ban nhạc Oakbridgeboys. Cả cha lẫn mẹ và
nhiều người trong vòng bà con của chúng tôi rất thích hát và chơi nhạc cụ, cho
nên tôi không thể nào không thử làm điều đó!
Trong khi tôi vẫn
còn là một cô bé rất nhỏ, tôi đã được yêu cầu hát trong những buổi nhóm họ. Tôi
được đặt đứng trên một chiếc ghế để mọi người đều trông thấy, mỗi năm chúng tôi
có nhiều dịp sum họp gia đình, và riêng trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh thì có
một truyền thống đặc biệt. Chúng tôi đi đến nhà một người lớn tuổi để hát một
vài bài thánh ca Giáng Sinh mà chúng tôi ưa thích nhất để cho những người lớn
tuổi lắng nghe. Tôi còn nhớ điều đó như một kỷ niệm rất vui vẻ.
Thêm vào đó hội
thánh và trường nhạc địa phương cũng giúp phát huy lòng ham thích của tôi.
Trong nhiều hội thánh tự do, ca nhạc là một phần trọng yếu trong nếp sống của hội
thánh, hội thánh Giao Ước tại Habo và Tankeryd cũng không ra khỏi ngoại lệ đó.
Tôi khởi đầu hát ở trong ban hát Nhi Đồng của hội thánh Giao Ước tại Bankeryd.
Đó cũng là thời điểm tôi sáng tác bài nhạc đầu tiên của mình mang tựa đề: “Tôi
Muốn Có Một Người Bạn”. Cha tôi viết lời để phổ theo nhạc đó và chúng tôi đã
dùng nó nhiều lần trong ban hát Nhi Đồng. Bởi vì tôi có thể giữ giọng ở tuổi rất
nhỏ cho nên đôi khi tôi được yêu cầu hát đơn ca. Tôi không lo lắng về điều này
chút nào. Còn ngược lại nữa! Tôi rất thích đứng ở giữa một nhóm người và trở
thành trung tâm của sự chú ý. Đây là một sự rèn luyện tốt cho những điều sẽ diễn
ra về sau trong đời tôi. Tôi đã bắt đầu làm quen như vậy thật sớm đến nỗi tôi
không hề cảm thấy bối rối về việc hát trước đám đông.
Cái đàn Organ điện
là nhạc cụ tôi đã chơi trong trường nhạc địa phương. Có một chiếc đàn điện là
điều thật thực tiễn nên tôi có thể đem những bài tập về nhà. Từ trường học lớp
ba của tôi tiếp đến là thầy dạy nhạc của tôi Maria Erlandsson đã đến nhà tôi mỗi
tuần một lần để dạy tôi. Cô thường là người hướng dẫn cho ban hát Nhi Đồng ở hội
thánh. Cô để tôi ngồi ở trên một chiếc ghế đẩu hơi có phần cao hơn chiếc đàn
Organ một chút để vừa tầm chân tôi.
Khi tôi học ở
trung học đệ nhất cấp và muốn tiếp tục có những bài tập nhạc tại đó, trường học
đã chỉ định một người làm cho tôi một bộ hai chiếc ghế đẩu như phần hỗ trợ cho
chiếc ghế học nhạc bình thường, hầu cho chân của tôi có thể chạm đến các phím ở
độ cao tương xứng. Lẽ tự nhiên tôi không thể nào sử dụng những bàn đạp ở dưới
chân, nhưng tôi thật vui thích học đánh những bài thánh ca xưa và nổi tiếng.
Trong năm lớp 9,
tôi bắt đầu nhận những bài tập âm nhạc ở tại trường nhạc tại Jưnkưping. Tôi
không đặc biệt hát hay, và như tôi đã nói trước đây, không ai tin nơi giọng ca
của tôi cả. Nhưng tôi nghĩ âm nhạc thật là đáng quý chuộng!
Đã đến lúc tôi
phải chọn lựa ngành nào trong bậc đệ nhị cấp mà mình muốn theo đuổi. Tôi cứ
nghĩ tới nghĩ lui: Phiếu điểm của tôi không phải là xuất sắc - có lẽ tôi chỉ ở
mức độ trung bình - và tôi đã không thực sự thích chọn những môn học mà phải học
bằng cách gạo bài, ngay cả nếu “ngược lại với mọi sự trông đợi” tôi có thể được
chấp nhận ở đó. Giấc mơ của tôi là được huấn luyện để trở nên một thư ký, nhân
viên văn phòng, nhưng khi nghe rằng có một ngành xã hội hai năm có kết hợp dạy
âm nhạc, thì tôi rất thích.
Tuy nhiên chỉ có
một nan đề: đó là ngoài tôi ra có nhiều người cũng muốn được chấp thuận đến đó!
Điểm của tôi không đủ tốt. Không có gì hy vọng!
Tuy nhiên ngược
lại với mọi dự tính, tôi đã được chấp nhận. Đây là sự may mắn của tôi, tôi được
tặng một trong những chỗ còn thừa sau khi đã trình diễn những khả năng âm nhạc
của mình trong kỳ thi sơ khảo. Tôi nghĩ rằng mình được chấp nhận chủ yếu vì tôi
là người khuyết tật, bởi vì tôi không phải là một ngôi sao hát hay trong môn
hát hoặc sử dụng nhạc cụ giỏi ở thời điểm đó.
Là một học viên
ngành nhạc của trường Per Brahe, tôi khám phá thấy việc học rất lôi cuốn và
thích thú vô cùng khi tôi được hai năm học tại đó. Hai năm học tốt nhất của tôi
không có một điều e ngại nào! Chúng tôi học các môn âm nhạc trong một nhạc viện
được xây dựng đặc biệt để dạy nhạc, là nơi chúng tôi sử dụng phần lớn thời gian
mỗi 24; tiếng đồng hồ của mình! Mặc dù bài tập thường bắt đầu từ lúc 8;g sáng,
các học sinh thường ở trong nhạc viện này cho đến 9g đêm vì đó là giờ còi hiệu
canh chừng kẻ trộm đêm được bật lên. Vì thế cho nên mọi người lúc ấy đều phải rời
phòng nhạc.
Mỗi năm một lần
chúng tôi thực hiện một tuần âm nhạc“Câu Chuyện Phía Tây”, và đây cũng là điều
khó tin nữa. Tôi được ở trong ban nhạc và chơi đàn điện. Chúng tôi cũng thực hiện
hai chuyến đi của nhà trường đến Luân Đôn, nơi có dịp xem các buổi trình diễn của
những nhạc cụ “thật”.
Cùng lúc tôi
cũng cố gắng hướng dẫn ban hát thanh niên ở nhà - trong hội thánh Giao Ước tại
Habo. Sau những năm tôi ở trong ban hát Nhi đồng, bây giờ tôi phải lên ban hát
thanh niên, và chẳng bao lâu tôi được hỏi có muốn lãnh đạo ban hát đó không. Lẽ
tự nhiên tôi không thể hướng dẫn ban hát bằng những cánh tay mà mình không có,
nhưng không cần phải có những cánh tay mới làm nên được một ban hợp ca, mà điều
gì đã được học trong những giờ thực tập. Cho nên khi ban hát trình diễn tôi chỉ
đứng trước mặt họ và hướng dẫn bằng lời ca của tôi và ra dấu bằng đầu, miệng và
mắt những điều ban hát phải làm theo.
Ban hát đã tập luyện thật tốt và chúng tôi được các hội thánh khác yêu cầu đi đến đó để tổ chức hòa nhạc. Thông qua những mối tiếp xúc này tôi cũng bắt đầu tự trình diễn một mình và tổ chức những buổi hòa nhạc riêng của tôi trong các hội thánh thuộc tỉnh Västergưtland và Småland.
Ban hát đã tập luyện thật tốt và chúng tôi được các hội thánh khác yêu cầu đi đến đó để tổ chức hòa nhạc. Thông qua những mối tiếp xúc này tôi cũng bắt đầu tự trình diễn một mình và tổ chức những buổi hòa nhạc riêng của tôi trong các hội thánh thuộc tỉnh Västergưtland và Småland.
Hai năm đó trôi
qua thật nhanh nhưng tôi đã có cơ hội để học năm thứ ba trong trường nhạc. Như
vậy, tôi đã rất muốn cống hiến thì giờ của mình cho âm nhạc trong tương lai,
nhưng tôi phải làm gì khi thời gian tại trường học của tôi đã kết thúc? Nhiều bạn
học của tôi đã nghĩ đến việc nộp đơn vào những trường đại học âm nhạc khác. Đây
là điều mà tôi cũng đã quyết định làm.
Tôi đã định nộp
đơn vào nhạc viện tại Stockholm, nhưng trước khi làm điều này thì thầy dạy nhạc
của tôi là Lassebersson và tôi đã đến Stockholm để gặp vị lãnh đạo của khóa nhạc
dạy riêng cho nhạc sĩ mà tôi mong muốn ghi danh. Tôi cần phải làm quen một số
điều trong khóa học, nhưng trường nhạc cũng cần biết một số điều về tôi. Chúng
tôi nói chuyện về nhiều phần khác nhau của khóa học và làm sao cho những điều
này có thể hoạt động được. Giới lãnh đạo của nhà trường thấy không có nan đề gì
với khuyết tật của tôi và khích lệ tôi nộp đơn.
Trải
qua những bài kiểm tra mở đầu, mỗi người trong bọn tôi có mười lăm phút để phô
diễn khả năng âm nhạc của mình. Trong số những điều khác nhau tôi đã làm khi thực
hiện bài tập này, một điều tôi có thể nhớ rõ nhất là bài hát khôi hài cực kỳ mà
tôi đã hát gọi là bài “Tôi Quá Xấu Xí” đồng thời tự đàn phụ họa bằng đàn điện tử.
Không lâu sau đó tôi nhận được tin rằng mình đã được chọn trở thành một trong bốn
sinh viên được học khóa học nhạc sĩ cá nhân. Tôi chắc chắn rằng “Tôi Quá Xấu
Xí” đã dự một phần quan trọng trong kết quả này!