CHƯƠNG 2. NGÓN CHÂN CÁI CỦA TÔI ÔM LẤY BÌNH SỮA
Tại
sao tôi lại sinh ra như thế?
Nhiều
người tin rằng tôi đã bị tổn thương bởi vì thuốc thalidomide, là thuốc an thần
có những hiệu ứng phụ khiến cho một bào thai không phát triển một cách bình thường,
kết quả là không hình thành được cánh tay và chân. Nhưng đây không phải là
nguyên nhân cho trường hợp của tôi. Khi mẹ tôi mang thai tôi, loại thuốc đặc biệt
nầy đã bị cấm. Tất cả những lời tranh luận trên báo chí và truyền hình đã khiến
cho mẹ tôi cẩn thận phòng ngừa nên bà đã không dùng bất cứ loại thuốc nào trong
thời gian mang thai. Trải qua một thời gian dài y giới hoàn toàn lúng túng,
nhưng đến nay họ tin rằng tôi là một trong cơ may rất hiếm hoi của những người
bị sinh ra cho dù tôi thật sự “không nên sinh ra.” Khi một bào thai bắt đầu
phát triển một cách sai lầm, cơ thể của người mẹ thông thường sẽ đào thải nó.
Tuy nhiên trong một số các trường hợp rất hiếm, hệ thống đào thải tự nhiên của
thân thể đã không hoạt động, và việc mang thai cứ tiếp diễn để đến chỗ hoàn tất.
Đó là lý do mà tôi đã sinh ra.
Hàng
loạt những cuộc điều tra đã được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng sau hai tuần lễ
tôi đã được cho phép về nhà. Mẹ tôi có ý tưởng là tôi mang một bản tánh vui vẻ
từ lúc ban đầu, điều này có lẽ đúng. Tại sao tôi lại không hạnh phúc? Tôi khó
có thể biết rằng mình thiếu thốn những phần cơ thể nào đó, và tôi đã không bị tổn
thương bất cứ chỗ nào. Tôi đã học tập nhanh hơn hầu hết mọi người để lăn tròn từ
ngửa qua sấp ở trong giường bởi vì tôi không bị những cánh tay cản trở. Rồi tôi
nằm sấp trên bụng mình tò mò nhấc đầu lên nhìn xung quanh xuyên qua thành nôi.
Các bắp thịt cổ của tôi là một điều gì đó thật đáng kể.
Dĩ
nhiên tôi đã sử dụng chân của mình thật nhiều. Nếu bạn quan sát một em bé trong
một khoảng thời gian, bạn sẽ khám phá rằng nó nắm giữ đồ vật bằng cả tay lẫn
chân. Khi những trẻ khác phải học sử dụng tay của chúng càng ngày càng thêm,
thì tôi bắt đầu phát triển những công việc của bàn chân. Sau năm tuần lễ tôi đã
bắt đầu chơi với thú nhồi bông bằng bàn chân của mình, và tôi cũng đã có thể
mút ngón chân cái của tôi bất cứ khi nào tôi muốn làm điều đó. Sau một thời
gian, mẹ tôi khám phá ra rằng nếu có một dải băng cao su quanh bình sữa và được
gắn dính với ngón chân cái của tôi thì tôi có thể hoàn toàn tự bú lấy bình sữa
của mình. Tôi thích làm điều đó. Tôi đã phát triển và học hỏi nhiều điều mới, mặc
dù có lẽ tôi không học những điều đó theo cùng một tốc độ của một đứa trẻ trung
bình.
Đối
với mẹ tôi, năm đầu đời của tôi thật sự là nặng nhọc. Bà là người chăm sóc tôi
nhiều hơn ai hết và đã cho phép tôi làm quen với môi trường xung quanh. Cha tôi
ngần ngại làm điều này và có lẽ nguyên nhân cũng rất dễ hiểu. Bất cứ nơi nào mẹ
tôi đem tôi đến thì bà đều phải gặp sự dòm ngó, tò mò, những lời bình phẩm và
những câu hỏi ngớ ngẩn. Khi tôi phải đem đến bệnh viện để được kiểm tra lại lần
đầu tiên sau khi sinh, mẹ tôi đã yêu cầu một thời điểm để không có bất cứ các bậc
cha mẹ và trẻ con nào ở đó. Bà đã được dành cho một thời điểm mà không có ai
khác hiện diện. Tuy nhiên, nhân viên y tá của vùng đó đã nói chuyện lâu với mẹ
tôi về tầm quan trọng khi bước vào tương lai, những lúc sẽ phải có những người
mẹ khác cùng con cái của họ ở đó. Vị y tá này bảo rằng những người khác cũng cần
phải thấy rằng họ không thể đòi tất cả mọi người đều phải giống nhau.
Trước
khi được hướng dẫn đến cho bác sĩ khám, chúng tôi yêu cầu cô y tá phải báo cho
bác sĩ biết trước những điều liên quan đến thân thể của tôi để cho ông sẽ được
chuẩn bị phần nào. Nhưng khi chúng tôi mới bước vào phòng, lưng của vị bác sĩ
xoay lại về phía chúng tôi và ông yêu cầu mẹ tôi cởi áo cho tôi.
Rồi
ông ta quay lại và có lẽ đã hoàn toàn sửng sốt! “Chao ôi! Kinh khủng quá!”
Mẹ
tôi bật khóc. Cô y tá đã quên nói trước cho bác sĩ!... Mẹ tôi thấy thật là căng
thẳng khi luôn luôn phải nói với những người quen biết về tình trạng khuyết tật
của tôi. Bà mong muốn một cách tuyệt vọng được cảm thấy hãnh diện về tôi, nhưng
điều đó đã không luôn luôn thực hiện được. Nó chỉ thỉnh thoảng xuất hiện khi có
ai đó hỏi những câu hỏi thông thường mà bất cứ bà mẹ nào cũng thật vui khi trả
lời:
“Cháu
có ngủ ngon hằng đêm không?”
“Cháu
có ăn giỏi không?”
“Cháu
có lên ký không?”
“Gần
đây nhất bà để ý thấy cháu phát triển được điều gì?”
Tôi
biết được nhiều trò khéo làm được bằng bàn chân phải của mình và đã dần dần học
để cầm đồ vật bằng vai và cằm, nhưng đối với những người quan sát thì họ chỉ
mau chóng và dễ dàng chú ý vào những gì không hoạt động mà thôi.
Ví
dụ như vấn đề của bàn chân trái. Nó bị dị dạng nghiêm trọng và nằm sát ngay bên
cạnh đùi của tôi. Bàn chân thì chỉa lên. thoạt đầu, không ai nghĩ rằng tình trạng
nầy có thể cải thiện được. Tuy nhiên đã có một người thấy được điều có thể làm,
đó là Lars-Gưran Ottosson, bác sĩ thực tập chịu trách nhiệm về vật lý trị liệu
tại bệnh viện Jưnkưping. Thật biết ơn ông vô cùng vì tôi đã được điều chỉnh cho
vừa vặn với một thanh kim loại dành cho chân trái của tôi để giúp kéo nó ra cho
thẳng về vị trí bình thường.
Các
bác sĩ cũng đã đến để xem họ có thể làm gì hầu giúp tôi có thể cầm nắm tốt hơn
bằng cằm. Tôi đã được giải phẩu để cho một trong những xương sườn của tôi có thể
di chuyển lên và ở vị trí chính xác cùng một độ cao như vai của tôi. Điều này
giúp tôi có được một khả năng cầm nắm với tầm hoạt động rộng hơn dựa trên vai
phải của tôi. Phẩu thuật này đã được thực hiện khi tôi chỉ mới một tuổi, nhưng
nó là một phương thức vẫn còn giúp đỡ cho tôi thật nhiều.
Phải
mất một khoảng thời gian trước khi tôi học được cách di chuyển qua lại. Ngay từ
lúc bắt đầu, trước khi tôi học được cách để ngồi dậy, tôi đã từng lăn tròn để
có thể di chuyển về phía trước. Tiếp theo đó tôi phát triển khả năng di chuyển
bằng mông của tôi bằng cách tự đẩy mình tiến về phía trước với sự giúp đỡ của
chân phải.
Khi
tôi được khoảng 3; tuổi, tôi nhận được chiếc chân giả đầu tiên dành cho chân
trái của mình, lúc này chân trái của tôi đã có đủ thời gian để biến dạng theo sự
uốn nắn của thanh kim loại và một dải băng và bây giờ đã trở về vị trí bình thường
rất tốt đẹp. Nhưng lần tập đi lần đầu tiên thật là hết sức khó khăn. Việc nầy
đòi hỏi phải có thời gian.
Cha
mẹ tôi đã có ý tưởng rằng họ có thể dùng một bộ đai nịt khi họ dạy tôi đi. Bởi
vì tôi không có cánh tay nào cũng không có bàn tay nữa cho nên không có gì để họ
có thể vịn. Họ đã dùng một loại yên và đai thường được dùng trong các xe đẩy trẻ
em để giữ các em bé khỏi bị té. Họ cũng nối một đai bằng da thêm vào giữa hai
chân tôi để cho bộ yên cương đó không thể trượt lên trên đầu tôi, và nó đã đem
lại sự giúp đỡ. Lại còn một sợi dây da khác dài hơn cột vào lưng để có thể giúp
họ đỡ tôi và giữ cho tôi khi tôi sắp té.
Nói
một cách khác, thật là “thử thách và lỗi lầm” luôn luôn, nhưng mỗi ngày thì sự
việc lại tiến triển hơn một chút, và cuối cùng cho tới khi tôi đã có thể bước
đi mà không cần ai giúp đỡ. Tôi giữ thăng bằng rất kém, cho nên tôi thường phải
ngã nhào. Trong nhiều trường hợp tôi ngã dài. Cằm của tôi đã phải bị đập mạnh
nhiều lần. Trong ngày lễ Giáng Sinh một năm nọ tôi đã trợt và té xuống một dãy
cầu thang bám tuyết của những bậc cấp bằng đá và va cằm của mình vào đó một
cách tệ hại đến nỗi tôi cần phải được đem đến phòng cấp cứu của bệnh viện để được
may lại.
Nhưng
sự kiện còn lại - đó là tôi đã đi được!