Nguyên Tắc Của Cải - Chương 6


CHƯƠNG 6. VÌ CƠ HỘI HIỆN LÚC NẦY

“Việc chúng ta làm hằng ngày phải là chuẩn bị cho những ngày cuối cùng của chúng ta.” Matthew Henry
Alfred Nobel để tờ báo xuống và đưa tay lên đầu. Đó là năm 1888. Nobel là một nhà hóa học người Thụy Sĩ, đã phát minh và phát triển động lực học. Anh trai ông, Ludvig, qua đời tại Pháp.
Nhưng bây giờ nỗi khổ của Alfred cộng thêm bởi sự buồn chán. Ông ta vừa mới đọc xong tiểu sử người chết trong một tờ báo Pháp - không phải tiểu sử của anh mình, nhưng là của ông! Chủ bút đã lẫn lộn tên hai anh em. Tờ tít ghi: “Người Thợ Máy của Sự Chết đã Chết.” Tiểu sử của Alfred Nobel mô tả một người đàn ông phát giàu do giúp đỡ những người khác giết lẫn nhau.
Lắc đầu trước sự khen ngợi trong đời sống mình, Nobel quyết định dùng tài sản của mình để thay đổi di sản mình. Khi ông mất năm năm sau, ông đã để lại hơn 9 triệu đô la để làm qũy phát thưởng cho những người mà công việc của họ đem lại lợi ích cho nhân loại. Giải thưởng đã được biết đến là Giải Nobel.
Alfred Nobel có một cơ hội hiếm hoi - quan sát định giá cuộc đời ông lúc cuối đời và vẫn còn cơ hội thay đổi nó. Trước khi cuộc sống kết thúc, ông đảm bảo rằng ông đã đầu tư của cải vào những gì có giá trị vĩnh hằng.

NĂM PHÚT SAU KHI CHẾT

Cuối bộ phim Schindler’s List, có một cảnh phim làm quặn thắt lòng người xem. Cảnh phim trong đó Oskar Schindler - người mua chuộc nhiều sinh mạng người Do Thái từ tay Đức Quốc Xã - quan sát xe mình và cái kẹp bằng vàng của mình mà hối tiếc rằng mình đã không dâng thêm tiền và tài sản để cứu thêm nhiều sinh mạng. Schindler lẽ ra đã dùng cơ hội tốt hơn tất cả. Nhưng cuối cùng, ông ước ao một cơ hội trở lại và lựa chọn tốt hơn.
Những người không tin Chúa không có cơ hội sống lại lần nữa, lần này chọn Đấng Christ. Nhưng những Cơ đốc nhân cũng không có cơ hội thứ hai để làm lại đời mình, lần này sẽ làm nhiều hơn để giúp những người túng thiếu và đầu tư vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúng ta có một cơ hội ngắn - một lần trong đời trên đất - dùng tài vật của mình để tạo ra sự khác biệt.
John Wesley nói: “Tôi phán quyết mọi thứ dựa trên giá trị đời đời của nó.” Nhà Truyền Giáo C.T.Studd nói: “Chỉ có một cuộc đời, nó sẽ qua đi nhanh chóng; chỉ những gì chúng ta làm cho Đấng Christ mới tồn tại.”
Năm phút sau khi chết, chúng ta sẽ biết chính xác cách chúng ta nên sống thể nào. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Lời Ngài để chúng ta không phải chờ chết mới tìm ra. Và Ngài đã ban cho chúng ta Thánh Linh Ngài để thêm năng lực cho chúng ta sống theo lối ấy bây giờ.
Năm phút sau khi chết, chúng ta sẽ biết chính xác cách thể nào chúng ta nên sống cuộc đời mình.
Hãy tự hỏi: Năm phút sau khi chết, tôi ước mình lẽ ra đã ban cho những gì trong khi vẫn còn cơ hội? Khi bạn đưa ra câu trả lời, tại sao lại không ban cho bây giờ? Tại sao không dành phần còn lại của cuộc đời chúng ta lấp lại chỗ trống giữa điều chúng ta ao ước chúng ta ban cho và điều chúng ta thật sự ban cho?
Nobel đã xoay sở thay đổi di sản mình trong thế giới này. Chúng ta có cơ hội chiến lược hơn nhiều để thay đổi di sản của chúng ta trong thế giới đến.
Khi bạn lià thế giới này, người ta sẽ biết bạn như một người tích lũy của cải trên đất mà không thể giữ nó sao? Hay người ta biết bạn như một người đã đầu tư của cải trên trời không thể đánh mất?
Hãy đặt mình trong trường hợp của Alfred Nobel. Hãy tìm một tờ giấy và một cây bút. Hãy ngồi xuống, suy nghĩ, rồi viết ra tiểu sử của bạn. Lập danh sách những gì mà người ta sẽ nhớ đến bạn. Hãy làm đi.
Xong chưa? Bây giờ hãy đọc tiểu sử của bạn. Bạn nghĩ thế nào về tiểu sử đó?
Hãy cố viết lại lần nữa, lần này theo viễn cảnh thiên đàng, có lẽ được viết bởi một thiên sứ đang theo dõi. Bạn có nghĩ Đức Chúa Trời hài lòng với đời sống trên đất của bạn không?
Có lẽ bạn đang sống một đời sống đặt Đấng Christ làm trung tâm với một vài hối tiếc. Có lẽ bạn đang mỗi ngày thâu trữ của cải trên thiên đàng.
Hoặc có lẽ không. Nếu bạn như tôi, bạn sẽ ước ao phần kết của cuộc đời bạn làm hài lòng Đức Chúa Trời hơn. Bạn có lẽ thất vọng bởi những gì bạn đã viết. Nếu vậy, đừng thất vọng! Tin lành là bạn vẫn ở đây! Như Nobel, bạn có cơ hội - với sự thêm sức của Đức Chúa Trời - đính chính cuộc đời bạn và rồi tiểu sử bạn, thành những gì bạn muốn.

QUÀ BAN CHO

Trong Rôma 12:1-21, Phao-lô liệt kê bảy ân tứ thuộc linh, bao gồm tiên tri, giảng dạy, làm ơn và ban cho. Tôi chắc rằng trong tất cả những ân tứ này, ban cho là nhỏ nhất theo suy nghĩ của hội thánh Phương Tây.
Dĩ nhiên, tất cả chúng ta được kêu gọi phụng sự, bày tỏ lòng nhân từ và ban cho, dẫu chúng ta không có những ân tứ cụ thể này. Nhưng tôi tin rằng Đức Chúa Trời có quyền phân phối một số ân tứ nhất định phổ biến hơn ở những thời kỳ khác nhau (thí dụ như ân tứ thương xót trong suốt tai nạn phá hủy).
Giả sử Đức Chúa Trời muốn làm thành kế hoạch truyền giáo thế giới và giúp đỡ một số người chịu khổ chưa bao giờ xảy trước đây. Bạn sẽ mong đợi Ngài phân phát ân tứ nào một cách phổ biến? Có lẽ là ân tứ ban cho? Và có lẽ bạn mong đợi Ngài cung ứng điều gì cho những người Ngài đã ban ân tứ đó? Có lẽ là của cải chưa từng có để đáp ứng mọi nhu cầu đó và mở rộng vương quốc Ngài?
Hãy nhìn lại. Đó không phải chính xác những gì Đức Chúa Trời đã làm sao? Câu hỏi là bạn sẽ làm gì với của cải Ngài đã giao cho bạn để chinh phục những người hư mất và giúp đỡ những người khổ đau?
Chúng ta thường xuyên nhìn thấy ân tứ giảng dạy và hiểu biết ân tư này. Chúng ta nghe những lời làm chứng về những sự chữa lành phép lạ, hôn nhân khôi phục và hầu như mọi thứ khác trừ ban cho. Chúng ta biết những chiến sĩ cầu nguyện và sinh viên Kinh Thánh, nhưng ít khi chúng ta nghe những câu chuyện về nhiều người dâng hiến hầu hết thu nhập của mình cho Chúa.
Càng lúc càng nhiều Cơ đốc nhân hỏi nhau những câu hỏi khó trả lời như: Hôn nhân của anh thể nào? Anh có dành thời gian cho Lời Chúa không? Bạn làm gì khi nói đến sự trong sạch tình dục? Bạn có chia sẻ niềm tin không? Nhưng chúng ta có hay hỏi: “Bạn dâng bao nhiêu cho Chúa?” hay “Bạn có từng ăn trộm Đức Chúa Trời không?” hay “Bạn có đang chiến thắng trận chiến chống lại chủ nghĩa duy vật không?”
Khi nói đến ban cho, các hội thánh thực hiện chính sách “đừng hỏi, đừng nói.” Chúng ta thiếu thông công, trách nhiệm và làm gương. Dường như chúng ta đã có một hiệp định không thể phá vỡ: “Tôi sẽ không bàn đến nếu bạn không bàn, thế là chúng ta có thể tiếp tục sống như thế.”
Khi nói đến ban cho, các hội thánh thực hiện chính sách “đừng hỏi, đừng nói. ”
Hãy nghĩ về điều đó. Làm thế nào một Cơ đốc nhân non trẻ trong hội thánh học cách dâng hiến? Anh có thể đi đâu để có thể nhìn thấy ban cho trong đời sống của một tín hữu được Đấng Christ chiếm hữu như thế nào? Tại sao chúng ta ngạc nhiên khi anh tiếp nhận lề lối khác từ một xã hội vật chất do không thấy gương ban cho nào khác trong hội thánh?
Chúng ta phải “coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc lành” (Hê-bơ-rơ 10:24). Thế thì sao chúng ta không nên hỏi bằng cách nào chúng ta khuyên giục nhau về dâng hiến?
Một số người có thể phản đối: “Nhưng chúng ta không muốn so sánh nhau về việc ban cho.” Phao-lô nói cho người Cô-rinh-tô về sự ban cho của người Ma-xê-đoan, nói rằng ông so sánh để cổ động họ (II Cô-rinh-tô 8:7-8). Dixie Fraley nói cho tôi về một số người bạn của cô. Cô nói: “Họ thật là một gương mẫu của nghệ thuật ban cho. Mỗi năm chúng tôi cố gắng ban cho nhiều hơn lẫn nhau!” Tại sao lại không? Đó không phải là khuyên giục nhau sao? Há chúng ta không cần giúp đỡ nhau nâng mức ban cho để chúng ta có thể học nhảy cao hơn sao?
Kinh Thánh bảo chúng ta không ban cho để được người khác thấy (Ma-thi-ơ 6:1). Chắc chắn chúng ta nên cẩn thận tránh sự kiêu ngạo. Nhưng Chúa Jesus cũng nói: “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” (Ma-thi-ơ 5:16). Do diễn giải sai đáng tiếc lời dạy kinh thánh mà chúng ta đã che giấu sự ban cho dưới cái thùng. Kết quả là chúng ta không dạy Cơ đốc nhân ban cho. Và vì thế họ thiếu vui mừng và mục đích.
Khi mục sư đoàn truyền giáo của chúng tôi từ Su-đan trở về, ông thuật cho hội thánh chúng tôi về những Cơ-đốc nhân bị nô lệ ở vùng đó. Ngay lập tức, một vài gia đình quyết định không tặng quà Giáng sinh năm đó và thay vào đó là ban cho để giải phóng nô lệ. Lớp học lớp bốn tại trường của chúng tôi quyên góp hàng ngàn đô-la cho mục đích này qua những dự án làm việc. Một nữ sinh lớp sáu lấy năm đô la mà em đã để dành để chơi bóng rổ và dâng nó để giúp đỡ những tín hữu Su-đan.
Một gia đình đã tiết kiệm được vài trăm đô-la để đi Disneyland. Con họ hỏi xem họ có thể ban số tiền đó giúp đỡ những người nô lệ. Không lâu sau, nhiều người đã ban sáu ngàn đô la để mua chuộc những người nô lệ. Chúng tôi thậm chí không lấy tiền dâng, nhưng ban cho đã trở thành thông lệ. Người ta kể cho nhau những câu chuyện ban cho của họ. Và khi họ ban cho, thì sự ban cho làm ngạc nhiên và khuyến khích thân thể ban cho nhiều hơn. Đó là một trong những giờ phút đẹp nhất của hội thánh và yếu tố cần yếu là người ta chia sẻ cách Đức Chúa Trời đã dẫn dắt họ ban cho.
Vua Đa-vít bảo dân sự ông ban cho chính xác bao nhiêu để xây dựng đền thờ. Số vàng và cẩm thạch chính xác do những người lãnh đạo dâng cũng cho công chúng biết. “Dân sự lấy làm vui mừng về điều mình trọn lòng vui ý dâng cho Đức Giê-hô-va; và vua Đa-vít cũng lấy làm vui mừng lắm” (I Sử-ký 29:6-9). Dân sự có thể vui mừng chỉ vì họ biết những gì lãnh đạo của họ đã ban cho. Họ có thể noi theo gương các lãnh đạo của họ về ban cho chỉ vì họ biết lãnh đạo đã ban cho bao nhiêu. Trừ khi chúng ta học cách khiêm nhường kể cho nhau nghe những câu chuyện ban cho của chúng ta, thì hội thánh của chúng ta sẽ không học được ban cho.
Chúng ta cần biết về người đàn bà goá tại hội thánh, người sống nhờ vào tiền thu nhập thấp và kiêng ăn mọi Thứ Năm, thế mà dâng cho những người nghèo số tiền mà bà ta lẽ ra phải dùng mua thực phẩm. Thật là một sự mất mát không thể kể xiết cho đời sống thuộc linh của tôi nếu không nghe những câu chuyện của Hudson Taylor, George Mueller, Army Carmichael và R.G.LeTourneau. Những người này đã sống như thể sống để làm hài lòng Đức Chúa Trời, không phải tôi, nhưng biết những gì Đức Chúa Trời thực thi trong họ đã và đang là một cảm hứng để Ngài hàng động nhiều trong tôi.

CẢM NHẬN ĐỊNH MỆNH

Sự thật bạn đang đọc những dòng chữ này giống như một phần kế hoạch của Đức Chúa Trời thay đổi đời sống bạn - và để thay đổi lịch sử và sự đời đời.
Hãy nhớ những gì Mạc-đô-chê nói với Ê-xơ-tê? “Vì nếu ngươi làm thinh trong lúc này đây, dân Giu-đa hẳn sẽ được tiếp trợ và giải cứu bởi cách khác, còn ngươi và nhà cha ngươi đều sẽ bị hư mất; song vì ai biết rằng chẳng phải vì cơ hội hiện lúc này mà ngươi được vị hoàng hậu sao?” (Ê-xơ-tê 4:14).
Ê-xơ-tê ở trong địa vị vinh hạnh như thế nào, thì ai đang đọc cuốn sách này cũng gần như vậy. Bạn có giáo dục và biết chữ không? Bạn có thực phẩm, quần áo, nơi cư ngụ, xe hơi, và có lẽ một số dụng cụ điện tử không? Thế thì bạn ở giữa những người được vinh dự, sự giàu có của thế gian.
Tại sao Đức Chúa Trời giao cho bạn vinh dự có nhiều của cải? Vì cơ hội hiện lúc này. Đức Chúa Trời siêu việt nhấc bạn lên. Khi tôi nghĩ về tài vật của gia đình chúng tôi và những cơ hội ban cho mà Chúa liên tục ban phước chúng tôi, tôi không thể không cảm thấy chúng tôi là một phần của cái gì đó lớn hơn nhiều góc nhỏ thế giới của chúng tôi tại Oregon.
Chức vụ của chúng tôi gọi một nhóm người bố thí then chốt là Bàn Tay Lịch Sử. Có phải có một cảm nhận cường điệu ý nghĩa về tựa đề này? Tôi không nghĩ thế. Ban cho vì sự nghiệp cao cả của Đức Chúa Trời cho chúng ta cho chúng ta cảm nhận định mệnh. Không phải tình cờ mà bạn sống vào thời kỳ và địa danh này trong lịch sử. Hãy nhắc lại chính mình bạn tại sao Đức Chúa Trời Di-rê đã giao cho bạn quá nhiều: “Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu… Như vậy anh em được giàu trong mọi sự, để làm đủ mọi cách bố thí…” (II Cô-rinh-tô 8:14; 9:11).
Không phải tình cờ mà bạn sống vào thời kỳ và tại địa danh này trong lịch sử.
Đó có phải là định mệnh của bạn không? Có phải Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn trở thành một người ban cho rộng lượng hơn? Có phải Ngài đang kêu gọi bạn chia sẻ với những người khác niềm vui giải phóng của Nguyên Tắc Của Cải không?
Bạn đã từng nghe những chiến sĩ cầu nguyện. Thế còn chiến sĩ ban cho thì sao? Đức Chúa Trời đã giao cho bạn quá nhiều. Có lẽ Ngài đang dấy lên một đội quân lớn những người ban cho, và Ngài đang kêu gọi bạn ghi danh.
Nhiều người ngày hôm nay đang cầu nguyện lời cầu nguyện của Gia-bê “Chớ chi Chúa ban phước cho tôi và mở rộng bờ cõi tôi!” (I Sử-ký 4:10). Tại sao không cầu nguyện lời cầu nguyện đó về sự ban cho của bạn? Tại sao không đưa ra con số mà bạn có thể sống nhờ vào đó, rồi thưa với Đức Chúa Trời rằng mọi thứ Ngài cung ứng quá số đó thì bạn sẽ dâng lại cho Ngài?
Chúng ta không biết được sự thịnh vượng của đất nước chúng ta (Hoa Kỳ) kéo dài bao lâu. Tại sao không ban ra dư dật trong khi chúng ta vẫn còn có thể? Chúng ta hãy ban ra cho đến khi lòng chúng ta đụng chạm vương quốc Đức Chúa Trời nhiều hơn những dự án tái thiết, liên doanh, những kỳ nghỉ mộng mơ hay những kế hoạch về hưu.
Hãy cầu hỏi Đức Chúa Trời xem Ngài có muốn chúng ta đình lại việc xây nhà mơ ước của chúng ta ở đây không khi nhận biết Tân lang của chúng ta đã xây ngôi nhà ước mơ của chúng ta trên trời. Chúng ta có thể dùng qũy của Đức Chúa Trời để xây dựng những gì không tan thành mây khói, nhưng tồn tại đời đời.

NHỮNG Ý TƯỞNG SUY NGẪM

Đức Chúa Trời đang dẫn dắt tôi ban cho bao nhiêu trong các của dâng tự ý?” Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể trả lời câu hỏi đó. Nghĩa là chúng ta phải cầu hỏi Ngài. Ngài đã không thiết lập một số lượng cố định hay phần trăm cố định cho những của dâng tự ý. Có lẽ đó chính là những gì chúng ta cần cầu nguyện và tìm cầu sự dẫn dắt của Ngài, đó là những gì Ngài hứa (Gia-cơ 1:5). Công việc chúng ta là lắng nghe và vâng theo.
Ban cho nên bắt đầu với một hội thánh tin thánh kinh, đặt Đấng Christ làm trung tâm, một cộng đồng thuộc linh mà bạn có trách nhiệm (Ga-la-ti 6:6; I Cô-rinh-tô 9:9-12). Ngoài ra, bạn có thể rộng rãi tài trợ những chức vụ truyền giáo xứng đáng và những chức vụ ngoài hội thánh, cẩn thận đánh giá họ bằng tiêu chuẩn thánh kinh.
Nhiều người hỏi tôi: “Tôi có nên tài trợ cho những tổ chức thế tục không?” Có sao không khi hỏi Xã Hội Loài Người, dẫu tốt thế nào, có xứng hợp với lòng Đức Chúa Trời như những tổ chức truyền giáo, thành lập hội thánh hay giúp đỡ những người nghèo trong danh Đấng Christ hay không. Nhiều người hỗ trợ những trường đại học gọi là Cơ đốc nhân mà lâu nay không còn tin vào những điều tín lý nữa và bây giờ dẫn lạc sinh viên. Chúng ta có thể tài trợ những chức vụ và trường học tin kính, tại sao chúng ta lại dâng tiền của Đức Chúa Trời cho những tổ chức chống lại lịch trình công việc của Ngài? Đối với mọi tổ chức trần tục tốt, có một tổ chức Cơ đốc nhân làm cùng một công việc - nhưng với một viễn cảnh đời đời. Khi có một lựa chọn, tại sao lại không dâng cho những tổ chức có đặc tính cầu nguyện, những tiêu chuẩn thánh kinh và công việc siêu nhiên của Thánh Linh Đức Chúa Trời?
Tại sao không cầu hỏi Đức Chúa Trời cách bạn có thể chia sẻ Nguyên Tắc Của Cải với những người khác? Có lẽ bạn sẽ giống như những người dẫn D. L. Moody và Billy Graham đến với Đấng Christ - bạn có thể ảnh hưởng những người khác khi ban cho nhiều hơn khả năng của bạn.
Hãy chuyền tay cuốn sách này. Hãy ngồi xuống với người phối ngẫu hay những người bạn và cầu nguyện về những vấn đề này. Bạn có thể dọn ăn sáng, học Thánh Kinh hay nhóm thảo luận bằng cách dùng sách này hay tài liệu về tiền bạc hoặc tài liệu về dâng hiến của Chức Vụ Tài Chính Crown. Xin Đức Chúa Trời chỉ ra những điều này trong phạm vi ảnh hưởng đặc biệt của bạn mà bạn có thể trò chuyện, học hay cầu nguyện với những người bạn có thể giáo huấn hay được giáo huấn.

GIAO ƯỚC DÂNG HIẾN

Dưới đây là kế hoạch gồm sáu bước giúp giữ bạn theo dõi Nguyên Tắc Của Cải. Đó là giao ước dâng hiến giữa bạn và Đức Chúa Trời. Tôi khuyến khích bạn đọc, mổ xẻ nó với người phối ngẫu hay những người bạn và cầu nguyện về điều đó.
Nếu bạn cảm nhận Đức Chúa Trời đang dẫn dắt bạn lập kết ước mới ban cho, tôi giục bạn ký vào bản giao ước tóm gọn cuối sách này.
Tôi xác nhận quyền sở hữu hoàn toàn của Đức Chúa Trời trên tôi (I Cô-rinh-tô 6:19-20) và mọi thứ giao cho tôi (Thi Thiên 24:1). Tôi nhận ra rằng tiền và tài sản của tôi thực ra là của Ngài. Tôi là người quản lý tiền của Ngài, là nhân viên giao nhận của Ngài. Tôi sẽ cầu hỏi Ngài những gì Ngài muốn tôi làm với tiền của Ngài.
Tôi sẽ để riêng những trái đầu mùa - bắt đầu ít nhất là 10 phần trăm - của tất cả những gì tôi nhận, và xem nó là của thánh và thuộc duy nhất Đức Chúa Trời. Tôi làm điều này trong sự vâng lời Ngài, ước ao sự chúc phước của Ngài (Ma-la-chi 3:6-12). Bởi đức tin tôi đồng ý sự thách thức của Ngài đề thử Ngài trong việc này.
Tôi sẽ dâng những của dâng rộng rãi tự ý từ của cải còn lại Đức Chúa Trời giao cho tôi. Tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã giao của cải cho tôi để tôi có thể “làm đủ mọi cách bố thí” (II Cô-rinh-tô 9:11). Nhận biết tôi có thể ăn trộm Đức Chúa Trời bằng cách không chỉ giữ lại tiền một phần mười mà còn bất cứ của dâng nào Ngài kêu gọi tôi ban ra, tôi cầu hỏi Ngài làm rõ ý muốn Ngài cho tôi.
Tôi cầu hỏi Đức Chúa Trời dạy tôi hi sinh dâng hiến cho những mục đích của Ngài, bao gồm giúp đỡ những người nghèo khó và chinh phục những người hư mất. Tôi cam kết chính mình tránh sự thiếu nợ để tôi không trói tiền qũy của Ngài và vì thế tôi cảm thấy tự do hơn theo sự thôi thúc ban cho của Thánh Linh.
Nhận ra rằng tôi không thể đem của cải dưới đất từ thế gian này, tôi quyết định tích lũy chúng làm của cải trên trời - vì sự vinh hiển của Đấng Christ và ích lợi đời đời của người khác và chính tôi. Xác quyết rằng trời, không phải đất, là nhà của tôi và Đấng Christ là Chúa tôi, tôi cam kết chính mình thường xuyên trình dâng tài sản của Ngài trước mặt Ngài - không để lại thứ gì - và cầu hỏi sự chỉ dẫn của Ngài làm gì và dâng tiền của Ngài ở đâu. Tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi: “Con đang cầm giữ điều gì mà Ngài muốn con ban ra?”.
Nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã ban cho tôi gia đình tôi, bạn bè tôi, hội thánh tôi và những người khác trong phạm vi ảnh hưởng của tôi, tôi cầu hỏi Ngài giúp tôi chia sẻ Nguyên Tắc Của Cải với họ để họ cũng kinh nghiệm niềm vui lớn nhất hiện tại và phần thưởng tương lai.

SỰ VUI MỪNG LỚN NHẤT

Có một tuyên ngôn của Chúa Jesus được ký thuật trong Công vụ các sứ đồ mà không xuất hiện trong các sách Phúc Am. Có lẽ Đức Chúa Trời thêm nó vào sau này để nó nổi bật:
Đức Chúa Jesus có phán rằng: Ban ra thì có phước hơn nhận lãnh” (Công vụ 20:35).
Chúng ta quá chú trọng “lấy những gì của chúng ta” đến nỗi đánh mất những gì đem lại phước hạnh và vui mừng thật - ban cho Đức Chúa Trời những gì của Ngài. Ban cho là làm những gì theo như Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta: Yêu Đức Chúa Trời và những người lân cận của chúng ta (Ma-thi-ơ 22:36-40). Ban cho can đảm xác quyết quyền chúa tể của Đấng Christ. Đó là một hành động dẫn đến vui mừng.
Một ví dụ hình họa về niềm vui mừng này tìm thấy trong câu chuyện cổ tích của Charles Dicken Bài Hát Giáng Sinh. Khi câu chuyện bắt đầu, Ebenezer Scrooge thì giàu mà khổ. Anh mỉa mai, lằm bằm và tham lam một cách đáng sợ.
Sau khi chạm trán với ba vị thần vào Ngày Giáng Sinh, anh được ban cho một cơ hội sống lần thứ hai. Gần đây tôi đọc lại câu chuyện này và sững sờ bởi sự mô tả Scrooge được biến đổi:
Anh đi nhà thờ và bách bộ qua những khu phố và quan sát những người đang vội vã qua lại và vỗ nhẹ đầu trẻ em, hỏi những người ăn xin và nhìn vào nhà bếp và nhìn lên cửa sổ; và phát hiện rằng mọi thứ đều làm cho anh vui mừng. Anh chưa bao giờ mơ ước rằng có cuộc bộ hành nào - hay thứ gì - có thể ban cho anh hạnh phúc quá nhiều như thế.  
Sau khi biến đổi, Scrooge bách bộ qua phố London, tự do phân phát của cải mình cho những người túng thiếu. Anh vui mừng đến choáng váng. Anh, người mới hôm qua thôi đã nhạo báng ý tưởng tự thiện, nay lại nhận được niềm vui ban cho lớn nhất.
Anh ta vui mừng đến choáng váng
Trên trang cuối của câu chuyện, Dicken nói về Scrooge như sau:
Một số người cười nhạo khi thấy sự đổi thay trong anh, nhưng anh để họ cười nhạo và hầu như không chú ý gì…. Lòng anh vui cười và đó là đủ lắm rồi cho anh. Và người ta luôn nói về anh rằng anh biết cách tổ chức tốt Giáng Sinh, giá như ai đó đang sống nắm bắt tri thức này.  
Đâu là nguồn biến cải của Scrooge? Giành được viễn cảnh đời đời. Thông qua sự can thiệp siêu nhiên, Scrooge được phép thấy quá khứ, hiện tại và tương lai vẫn còn cơ hội thay đổi qua con mắt đời đời. Hãy xin Đức Chúa Trời sự sáng như thế trong cuộc sống chúng ta.
Ebenezer Scrooge nhảy lên vì vui mừng trên đường phố London vì anh đã khám phá phương thuốc giải độc chống chủ nghĩa duy vật chất đã làm độc hại linh hồn anh bằng một đời sống ban cho. Scrooge học được Nguyên Tắc Của Cải - bí quyết ban cho vui mừng.
Bạn có muốn kinh nghiêm loại vui mừng này không? Tôi mời bạn chuyển tài sản của bạn từ đất đến trời. Tôi mời bạn ban cho khiêm nhường, rộng rãi và thường xuyên cho công việc Đức Chúa Trời. Hãy ban cho dư dật để làm hài lòng Đức Chúa Trời, phục vụ những người khác và hưởng được của cải trên trời.
Tôi giục bạn nắm lấy lời mời của Đấng Christ: “Hãy cho, người sẽ cho mình” (LuLc 6:38). Thế thì khi Ngài cho bạn nhiều hơn, hãy nhắc mình nhớ lại tại sao: để bạn có thể rộng rãi mọi bề.
Tôi mời bạn gửi của cải bạn vào thiên đàng nơi chúng an toàn chờ bạn. Khi bạn làm thế, bạn sẽ cảm thấy tự do, kinh nghiệm niềm vui và cảm nhận Đức Chúa trời mỉm cười.
Khi bạn cho, bạn sẽ cảm thấy sự vui mừng của Ngài.
NHỮNG CHÌA KHÓA NGUYÊN TẮC CỦA CẢI
ĐỨC CHÚA TRỜI SỞ HỮU MỌI THỨ. TÔI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ TIỀN CỦA NGÀI.
Chúng ta là những người quản lý tài sản Đức Chúa Trời đã giao cho - không phải ban cho - chúng ta

GIAO ƯỚC BAN CHO

Tôi xác quyết quyền sỡ hữu trọn vẹn của Đức Chúa Trời trên tôi và mọi thứ giao cho tôi.
Tôi để riêng những trái đầu mùa - ít nhất 10 phần trăm - của tất cả tiền lương và tặng phẩm tôi xem như là của thánh và thuộc duy nhất Chúa.
Tôi dâng những của dâng rộng rãi tự ý từ số của cải còn lại Đức Chúa Trời giao cho tôi,.
Tôi xin Đức Chúa Trời dạy tôi hy sinh dâng hiến cho mục đích của Ngài, bao gồm giúp đỡ những người nghèo và chinh phục những người hư mất.
Nhận ra rằng tôi không thể đem của cải trên đất từ thế giới này, tôi quyết tâm tích lũy chúng làm của cải trên trời - vì vinh hiển của Đấng Christ và lợi ích đời đời của những người khác và chính tôi.
Tôi xin Đức Chúa Trời chỉ cho tôi cách dẫn những người khác đến vui mừng hiện tại và phần thưởng tương lai của Nguyên Tắc Của Cải.
Ký tên:
Nhân chứng:
Ngày tháng:


CHÚ GIẢI

Randy Alcorn, Theo Anh Sáng Của Cõi Đời Đời (Colorado Springs, Colo.: Waterbook, 1999).
John Bunyan như được Bruce Wilkinson trích trong sách chú thích hội thảo “Trải Qua Phần Thưởng Đời Đời; Trải Qua Chức Vụ Thánh Kinh”.
A. W. Rozer: “Sự biến đổi của cải,” Ra Đời Sau Nửa Đêm (Harrisburg, Penn.: Nhà Xuất Bản Cơ Đốc, 1959), 107.
Nếu bạn muốn một trong những thiệp này, hãy gửi một phong bì ghi địa chỉ dán tem đến chức vụ Eternal Perspective, 2229 East Burnside #23, Gresham, OR 97030.
C. S. Lewis, Trọng Lượng Vinh Hiển (New York: Macmillan,1949), 3-4
Barna Research Update, ngày 05/05/2001; www.barna.org.
Randy Alcorn: “Mười Chín Câu Hỏi Trước Khi Bạn Dâng Hiến cho Bất Cứ Chức Vụ Nào,” Chức Vụ Eternal Perspective, www.epm.org/givquest.html.
Để chọn lựa sách nghiên cứu Thánh Kinh, hãy liên hệ Chức Vụ Tài Chính Crown tại www.crown.org, 770-534-1000.
Charles Dickens, Bài Hát Giáng Sinh (Philadelphia, Penn.: Công ty John C. Winston, 1939), 128.
Ibid, 131.